Bạn đang xem bài viết Thừa cân béo phì tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thừa cân béo phì là gì?
Đây là tình trạng một vùng cơ thể tích lũy mỡ bất thường, quá mức. Chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) được sử dụng để định nghĩa và phân loại thừa cân béo phì.
Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể tính theo kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét. Thông thường, chỉ số BMI bình thường ở người trưởng thành nằm trong khoảng 18,5 – 24,9. Thừa cân nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 25,0 – 29,9. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được gọi là béo phì.
Về cơ bản thì béo phì là một bệnh lý độc lập, tuy nhiên, đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Triệu chứng của thừa cân béo phì
– Tích lũy mỡ quá mức ở một số vị trí trên cơ thể và có thể kèm theo:
+ Đau ở một hoặc một số vùng cơ thể như lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ, ngực,…
+ Khó thở.
+ Tâm lý buồn bã, thậm chí trầm cảm.
+ Ngáy trong khi ngủ.
+ Phát ban trong các nếp gấp của da.
+ Đổ nhiều mồ hôi.
Chẩn đoán:
– Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
– Kiểm tra chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số BMI.
– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Nguyên nhân gây thừa cân béo phì
Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm. Béo phì đứng hàng thứ 2 chỉ sau hút thuốc lá trên bảng xếp hạng các nguyên nhân dẫn đến tử vong và có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường type 2, rối loạn lipid huyết, các bệnh tim mạch, viêm khớp, sỏi mật, ngừng thở khi ngủ và ung thư.
Những nguyên nhân có thể gây ra béo phì bao gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp, một số loại thuốc đang sử dụng, hội chứng Cushing.
Ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên, đồ ngọt so với nhu cầu cần thiết hàng ngày của cơ thể và duy trì thói quen bất lợi này liên tục trong thời gian dài.
Lối sống tĩnh, ngồi nhiều, ít vận động, luyện tập thể dục.
Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các yếu tố khác như kinh tế xã hội, di truyền,…
Điều trị thừa cân béo phì
Các phương pháp điều trị thừa cân béo phì bao gồm: giảm cân khoa học, rèn luyện thân thể hợp lý, dùng thuốc và phẫu thuật.
Giảm cân khoa học: đây là biện pháp thường được áp dụng đầu tiên. Thay đổi chế độ ăn nhằm giảm dầu, mỡ, lượng calo dung nạp hàng ngày vào cơ thể. Lưu ý: nên tham khảo chế độ giảm cân khoa học, trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Tăng cường các hoạt động thể lực vừa sức và duy trì việc rèn luyện cơ thể hợp lý mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng thừa cân béo phì.
Nếu việc thay đổi chế độ ăn và tăng cường rèn luyện thể lực không giúp cải thiện được cân nặng của người bệnh sau 12 tuần thì người bệnh có thể sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định dùng thuốc. Các thuốc này đều làm giảm ngon miệng cũng như có các tác dụng không mong muốn khác.
Phẫu thuật chỉ nên được cân nhắc trong trường hợp béo phì trầm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh (những người có trọng lượng cơ thể quá 50% so với trọng lượng lý tưởng, và dưới 45 tuổi).
Phòng ngừa thừa cân béo phì
Thường xuyên kiểm tra cân nặng để có thể kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Khẩu phần ăn mỗi ngày nên được thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cân đối hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau và thay đổi thương xuyên. Không nên chỉ ăn riêng và ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó.
Việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao vừa sức, phù hợp lứa tuổi sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ thừa cân béo phì.
Tăng cường phổ biến rộng rãi các thông tin giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, phòng tránh thừa cân béo phì cũng như các bệnh mạn tính liên quan đến vấn đề dinh dưỡng.
Xem thêm: Các bệnh mạn tính mà thừa cân, béo phì gây ra
Chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) được sử dụng để định nghĩa và phân loại thừa cân béo phì. Thừa cân nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 25,0 – 29,9. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được gọi là béo phì.
Những nguyên nhân có thể gây ra béo phì bao gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp, một số loại thuốc đang sử dụng, hội chứng Cushing.
Các phương pháp điều trị thừa cân béo phì bao gồm: giảm cân khoa học, rèn luyện thân thể hợp lý, dùng thuốc và phẫu thuật.
Phòng ngừa thừa cân béo phì: duy trì cân nặng lý tưởng thường xuyên rèn luyện thể lực hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.
(Hình ảnh tổng hợp từ healthplus.vn, khoeplus24h.vn, google,…)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thừa cân béo phì tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.