Bạn đang xem bài viết Thủ tục và hồ sơ hoàn công mới nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu bạn đang tìm hiểu thủ tục và hồ sơ hoàn công mới nhất thì hãy tham khảo bài viết hướng dẫn làm hồ sơ hoàn công sau đây nhé!
Hoàn công nhà ở là gì?
Dựa trên quy định tại Điều 100 – Luật Đất Đai 2013 và Phụ lục đi kèm Thông tư số 05/2015/TT-BXD. Hoàn công nhà ở là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà ở để xác định sự kiện các bên đầu tư, đơn vị thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi côngcó nghiệm thu hoàn thành công trình.
Hoàn công nhà ở là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công công trình xây dựng hoàn tất.
Hồ sơ hoàn công
Hồ sơ hoàn công bao gồm:
Nhà thầu:
-
1 bản sao hợp đồng thi công.
-
1 bản sao biên bản thanh lý hợp đồng thi công.
-
1 bản sao hóa đơn tài chính theo hợp đồng thi công.
-
2 bản chính bản vẽ hoàn công.
-
1 bản chính biên bản kiểm tra hoàn thành công trình xây dựng.
-
1 bản sao y chứng thực giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh của nhà thầu.
Chủ đầu tư:
-
1 bản chính đơn đề nghị đăng ký biến động tài sản (hoặc cấp QSDND-T/H cần đổi sổ).
-
1 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở trước khi xây dựng.
-
1 bản sao bản vẽ xin phép xây dựng kèm theo 1 bản sao y chứng thực giấy cấp phép xây dựng.
-
1 bản sao tờ khai lệ phí đất.
-
1 bản sao tờ khai lệ phí trước bạ.
-
1 bản sao y chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng tên sở hữu như giấy CMND, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu.
Nơi nộp hồ sơ hoàn công
Bạn có thể nộp hồ sơ hoàn công tại UBND Quận/Huyện nơi mà bạn chuẩn bị xây dựng.
Quy trình và thời gian hoàn công nhà ở?
Quy trình và giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
-
Bước 1: Chủ sở hữu nộp hồ sơ, nhận phiếu chuyển cơ quan thuế (chi cục thuế Quận/Huyện) và giấy chứng nhận tại văn phòng UBND Quận/Huyện (tổ tiếp nhận và trả hồ sơ) theo nguyên tắc “một cửa”.
-
Bước 2: Văn phòng UBND chuyển hồ sơ cho phòng quản lý đô thị Quận/Huyện thụ lý hồ sơ, dự thảo tờ trình và giấy chứng nhận hoặc là ký công văn trả lời không thuận giải quyết hồ sơ, lập phiếu chuyển chi cục thuế Quận/Huyện để xác định nghĩa vụ tài chính.
-
Bước 3: Văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND Quận/Huyện ký giấy chứng nhận và nhận lại hồ sơ và giấy chứng nhận đã ký, chuyển cho tổ tiếp nhận và trả hồ sơ để trả cho chủ sở hữu
- Bước 4: Chủ sở hữu nhận phiếu chuyển liên hệ chi cục thuế Quận/Huyện. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính thì chủ sở hữu liên hệ với phòng UBND Quận/Huyện để nhận giấy chứng nhận.
Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đối với cá nhân là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lưu ý:
-
Chủ tịch UBND Quận/Huyện căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mà xác định thời gian cụ thể cho từng khâu, bộ phận của quy trình này.
-
Đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, phòng quản lý đô thị Quận/Huyện sẽ có công văn trả lời kèm theo lý do trong thời gian là 15 ngày.
Điều kiện để đưa nhà ở vào sử dụng
Để nhà ở được vào sử dụng thì phải thỏa mãn một số điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải được Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng theo điểm a, khoản 2 Điều 21 và điểm a, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
Thứ hai, theo khoản 3, Điều 24 Thông tư số 10/2013/TT-BXD, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ tiến hành kiểm tra công trình lần cuối sau khi nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
Thứ ba, theo quy định tại điểm đ, điểm e, khoản 1, Điều 22 Thông tư số 10/2013/TT-BXD phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành và kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Thứ tư, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo khoản 3, Điều 31 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
Lưu ý khi làm hồ sơ hoàn công
Trường hợp hoàn công nhà xây sai giấy phép thì phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn và từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở đô thị (Khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
Ngoài hình thức phạt tiền, chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Hy vọng qua bài viết trên Neu-edutop.edu.vn đã giúp các bạn đã có thêm nhiều thông tin về thủ tục và hồ sơ hoàn công mới nhất cũng như biết cách thực hiện rồi nhé!
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục và hồ sơ hoàn công mới nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.