1. Trình tự thực hiện |
Bước 1: Người đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng gửi hồ sơ xin giám định lại khả năng lao động cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh. Bước 2: BHXH tiếp nhận, hoàn chỉnh đủ hồ sơ theo quy định, giới thiệu và chuyển hồ sơ củangười lao động đến hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc hội đồng giám định y khoa (HĐGĐYK) TW để giám định khả năng lao động. Bước 3: HĐGĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tổ chức khám giám định theo qui định và lập biên bản giám định ( 05 bộ). Bước 4: Trả kết quả và hồ sơ cho người sử dụng lao động |
2. Cách thức thực hiện |
Nộp trực tiếp |
3. Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1- Đơn xin giám định khả năng lao động (theo mẫu 01) 2- Biên bản giám định của Hội đồng giám định Y khoa lần kề trước đó (bản gốc). 3. Y bạ, các giấy tờ điều trị, giấy ra viện. – Kết quả đo đạc môi trường lao động, nếu người lao động đã nghỉ việc chỉ cần kết quả đo đạc môi trường lao động khi người lao động còn đang làm việc. 4- Các giấy tờ liên quan đến bệnh nghề nghiệp 5- Chứng minh thư nhân dân khi đến giám định tại HĐGĐYK – (Riêng người về hưởng chế độ mất sức lao động theo quy định tại NgNhấp vào để được giúp đỡ về việc thêm định dạng HTML.hị quyết 16HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, BHXH tỉnh sao “Bản tóm tắc tình hình bệnh tật” do y tế cơ quan lập để thay bản gốc. Bên bản giám định khả năng lao động lần trước. Trường hợp trong hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động nếu không có “Bản tóm tắt tình hình bệnh tật” thì BHXH tỉnh hướng dẫn lập bận án chi tiết như quy định đối với người về hưu chờ giám định khả năng lao động lần đầu quy định tại điểm 2.3.2 mục 2 phần II) b) Số lượng hồ sơ: Không qui định (bộ) |
4. Thời hạn giải quyết |
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày HĐGĐYKnhận đủ hồ sơ hợp lệ |
5. Đối tượng thực hiện thủ tục |
Cá nhân |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục |
Hội đồng giám định Y khoa |
7. Kết quả thực hiện thủ tục |
Biên bản giám định |
8. Lệ phí (nếu có) |
Không |
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) |
– Người đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng khi ốm đau phải điều trị ở bệnh viện hoặc bị tai nạn rủi ro, sức khoẻ suy giảm mà cần giám định lại khả năng lao động thì làm đơn gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh. – Thời hạn giám định lại khả năng lao động kể từ giám định lần đầu đến khi giám địnhlại ít nhất cũng phải đủ 1 năm (đủ 12 tháng trở lên). |
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính |
– Luật Bảo hiêm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. – Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội. – Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. – Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. |
Bạn nhấn vào Tải vềđể xem thêm các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục Giám định lại khả năng lao động đối với người đang hưởng chế độ mất sức lao động.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục Giám định lại khả năng lao động Đối với người đang hưởng chế độ mất sức lao động của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.