Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn như sau:
1) Trình tự thực hiện:
– Cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Sau khi kiểm tra đã đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được ủy quyền) Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính giấy khai sinh. Số lượng bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Song thủ tục đăng ký khai sinh cán bộ tư pháp hộ tịch trả lại hồ sơ, 1 bản chính giấy khai sinh, bản sao giấy khai sinh cấp theo yêu cầu của người đi đăng ký khai sinh. Trong trường hợp người đi khai sinh chưa nộp đủ giấy tờ hợp lệ hoặc cần phải xác minh, cán bộ tư pháp hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả kết quả.
– Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
2) Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Kích vào nút Tải về để tải Giấy chứng sinh này.
+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng);
+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.
+ Bản sao sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn của cha mẹ (nếu có).
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký khai sinh.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4) Thời hạn giải quyết:
– 05 ngày làm việc.
5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân.
6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy khai sinh.
8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Nộp phạt đăng ký khai sinh quá hạn theo quy định tại Nghị định số 76.
– Xuất trình:
+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu có). Trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký tạm trú của người mẹ;
+ Giấy chứng minh nhân dân (hoăc giấy tờ hợp lệ thay thế) của người đăng ký khai sinh.
9) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (kích vào nút Tải về để xem Nghị định này);
– Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (kích vào nút Tải về để xem Nghị định này);
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
– Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/03/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.