1. Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại UBND cấp Huyện. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
– Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
– Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.
2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4.Thời hạn giải quyết:
– 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ không quá 15 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân, Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp Huyện
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: phòng chuyên môn
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
8. Lệ phí (nếu có):
– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
– Mức lệ phí: theo quy định của HĐND cấp tỉnh
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
a) Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt
b) Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật
c) Yêu cầu hoặc điều kiện 3:
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường
d) Yêu cầu hoặc điều kiện 4:
Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ
đ) Yêu cầu hoặc điều kiện 5:
Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh
e) Yêu cầu hoặc điều kiện 6:
Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị
g) Yêu cầu hoặc điều kiện 7:
Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về Xây dựng;
– Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
– Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;
– Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị cấp huyện.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị cấp huyện của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.