Theo đó, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí tối đa không quá 5% kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Thông tư, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2022/TT-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2022 |
THÔNG TƯ 06/2022/TT-BKHĐT
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2021/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 08 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là DNNVV) về hỗ trợ công nghệ (không bao gồm khoản 5 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); tư vấn; phát triển nguồn nhân lực (không bao gồm khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP); hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; nội dung quản lý các hoạt động hỗ trợ DNNVV.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định DNNVV.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
c) Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV.
d) Bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Trường hợp bên cung cấp là tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
đ) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVV.
Điều 2: Giải thích từ ngữ
1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là tổng số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng của DNNVV có tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng có thể do DNNVV hoặc đơn vị khác đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người quản lý điều hành của DNNVV là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
3. DNNVV thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính thuộc một trong các địa bàn quy định tại Phụ lục III Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
4. Doanh nghiệp đầu chuỗi là các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước ngoài, đáp ứng quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và có hợp đồng mua sản phẩm của DNNVV.
5. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là các quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân trong nước, nước ngoài và được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
6. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập trực tuyến hoặc được số hóa từ văn bản giấy và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy.
7. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV là các cơ quan, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng thực hiện các hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Điều 3. Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ DNNVV
1. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ, DNNVV là doanh nghiệp xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP để lựa chọn tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, đảm bảo doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ có lợi nhất.
3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xác định quy mô DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ căn cứ vào tờ khai theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Trường hợp cần đối chiếu thông tin do DNNVV đã kê khai, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Xác định quy mô DNNVV:
– Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính.
– Danh sách lao động do DNNVV đang sử dụng kèm theo chứng từ nộp bảo hiểm xã hội tương ứng. Đối với các lao động do đơn vị khác đóng bảo hiểm xã hội, DNNVV có văn bản xác nhận về việc lao động này đã được đóng bảo hiểm xã hội.
b) Xác định DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ: Doanh nghiệp đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và có tỷ lệ lao động nữ đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
c) Xác định DNNVV do phụ nữ làm chủ: Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV tra cứu tỷ lệ vốn góp của thành viên quản lý điều hành doanh nghiệp là phụ nữ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc tại sổ cổ đông nếu là công ty cổ phần.
4. DNNVV có thể đề xuất nhiều nội dung hỗ trợ trong một hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ. Tại cùng một thời điểm với cùng một nội dung hỗ trợ, DNNVV chỉ được gửi đến một cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV.
5. DNNVV không bị hạn chế số lần hỗ trợ hoặc số lượng hợp đồng hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ quy định tính theo triệu đồng/năm/doanh nghiệp hoặc triệu đồng/năm nhưng phải đảm bảo không vượt quá tỷ lệ, định mức hỗ trợ tối đa quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
6. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện công khai thông tin hỗ trợ DNNVV như sau:
a) Đăng ký tài khoản trên cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (sau đây gọi tắt là Cổng thông tin) tại địa chỉ https://business.gov.vn và công bố thông tin theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 28 và khoản 6 Điều 29 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
b) Công khai trên trang thông tin của cơ quan, đơn vị mình các thông tin quy định tại điểm a khoản này và thông tin chi tiết về đơn vị đầu mối, phương thức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của DNNVV; danh sách các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV do đơn vị mình cung cấp; cơ sở dữ liệu về DNNVV đã được nhận hỗ trợ và các nội dung liên quan.
7. Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ DNNVV quy định tại điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV là bản sao hoặc bản chụp từ bản gốc, bản chính và không cần chứng thực. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đề nghị DNNVV cung cấp bản chính hoặc bản gốc để đối chiếu thông tin.
8. Các mẫu, biểu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của DNNVV khi nộp cho cơ quan chức năng có thể dưới dạng văn bản giấy (gửi trực tiếp) hoặc văn bản điện tử (gửi trực tuyến) và cung cấp bản gốc hoặc bản chính để đối chiếu thông tin nếu được yêu cầu. Văn bản điện tử được lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ và xuất trình được khi cần thiết.
9. DNNVV chỉ được hỗ trợ các nội dung về tư vấn quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Thông tư này khi sử dụng tư vấn viên thuộc mạng lưới tư vấn viên.
Điều 4: Các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xác định các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP như sau:
1. Đối với nội dung hỗ trợ về tư vấn: thù lao tư vấn cho DNNVV; hoạt động đi khảo sát thực địa, tham dự họp và đi làm việc của cá nhân tư vấn; phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài; hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn (trường hợp tư vấn viên là tổ chức).
2. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 22; điểm c, d, đ khoản 6 Điều 22; khoản 1 Điều 25; điểm d, đ khoản 3 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 19 Thông tư này.
3. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 11; khoản 1 Điều 22; điểm b, c khoản 3 Điều 22; điểm b, c khoản 4 Điều 25; khoản 5 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật. Trường hợp không có quy định thì căn cứ các hạng mục công việc ghi tại báo giá của bên cung cấp trên thị trường đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu của DNNVV.
Điều 5. Hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ DNNVV
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Thành phần hồ sơ đề xuất gồm:
a) Tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, trong đó ghi rõ nội dung và mức ngân sách đề nghị được hỗ trợ, báo giá của bên cung cấp (nếu có).
b) Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ: Tài liệu xác định DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư này; xác định DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến quy định tại Điều 17, Điều 18 Thông tư này; các tài liệu liên quan trực tiếp khác (nếu có).
2. Đối với nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
3. Đối với nội dung hỗ trợ về công nghệ, tư vấn, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11, khoản 2 Điều 13, Điều 22, Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP (mẫu hợp đồng tại Phụ lục 1 Thông tư này).
4. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV rà soát hồ sơ, tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của DNNVV và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ DNNVV theo năm hoặc theo quý. Việc lựa chọn bên cung cấp để triển khai kế hoạch hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 6. Quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV
1. Quản lý chung
a) Hoạt động quản lý chung gồm: hoạt động truyền thông về công tác hỗ trợ, nội dung hỗ trợ DNNVV; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, tổng kết công tác hỗ trợ DNNVV; tổ chức đoàn đánh giá tình hình thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV; thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ DNNVV để lập kế hoạch và dự toán hỗ trợ cho năm kế hoạch.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bố trí tối đa không quá 1% tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc.
c) Cơ quan đầu mối của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ DNNVV) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương được bố trí tối đa không quá 2% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
2. Quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV được bố trí tối đa không quá 5% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hàng năm của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV, gồm:
a) Hoạt động hỗ trợ cho DNNVV: đi công tác; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp, hội thảo; thuê chuyên gia; hoạt động khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp để quyết định hỗ trợ; các hoạt động phục vụ trực tiếp cho công tác hỗ trợ DNNVV.
b) Hoạt động của Hội đồng lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: rà soát hồ sơ, tài liệu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; thuê chuyên gia; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp; họp thẩm định kết quả lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Hội đồng.
c) Hoạt động lựa chọn bên cung cấp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Chương II.
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Mục 1. HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ, TƯ VẤN
Điều 7. Hỗ trợ công nghệ
DNNVV được hỗ trợ công nghệ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể như sau:
1. DNNVV được hỗ trợ chi phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số đã được công bố trên cổng thông tin hoặc trang thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc trang thông tin của bên cung cấp.
2. DNNVV đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số để đề xuất hỗ trợ phù hợp. DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số đăng tải tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn hoặc https://dbi.gov.vn hoặc do các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ban hành.
3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của DNNVV để xem xét hỗ trợ phù hợp với năng lực tiếp nhận của DNNVV.
Điều 8. Tư vấn viên
1. Tư vấn viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Cá nhân tư vấn là công dân Việt Nam (không bao gồm cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức) và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
b) Tổ chức tư vấn là các tổ chức có tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng tư vấn cho doanh nghiệp.
2. Đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên:
a) Cá nhân, tổ chức tư vấn gửi hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới đến bộ, cơ quan ngang bộ phù hợp để được công nhận. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì gửi bản dịch tiếng Việt có chứng thực.
b) Tư vấn viên truy cập vào cổng thông tin, đăng ký và được Bộ Kế hoạch và và Đầu tư cấp tài khoản để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên. Tư vấn viên chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của thông tin được công khai trên cổng thông tin.
3. Cập nhật thông tin tư vấn viên:
a) Khi phát sinh mới các thông tin, tài liệu liên quan đến năng lực và kinh nghiệm, tư vấn viên thực hiện cập nhật vào hồ sơ tư vấn viên trên cổng thông tin; đồng thời gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ để bổ sung vào hồ sơ tư vấn viên đã được công nhận.
b) Trường hợp phát hiện sai sót về thông tin đã cung cấp mà không làm thay đổi năng lực của tư vấn viên về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tư vấn, tư vấn viên thực hiện cập nhật trên cổng thông tin; đồng thời gửi thông báo đến bộ, cơ quan ngang bộ nơi được công nhận để rà soát, hiệu chỉnh.
4. Tư vấn viên được miễn phí tham gia các khóa đào tạo chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức tư vấn do bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Điều 9. Mạng lưới tư vấn viên
1. Hình thành mạng lưới tư vấn viên
a) Căn cứ ngành, lĩnh vực phụ trách, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành một hoặc một số quyết định (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này) quy định về lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên, các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên khi vi phạm pháp luật hoặc thuộc các trường hợp bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Tiêu chí công nhận tư vấn viên cần cụ thể trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của cơ quan quản lý.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công nhận hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị thuộc, trực thuộc (sau đây gọi là đơn vị công nhận tư vấn viên) công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới và rà soát các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới.
– Hoạt động công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới; liên hệ và hướng dẫn tư vấn viên hoàn thiện hồ sơ; công nhận tư vấn viên thuộc mạng lưới; hướng dẫn tư vấn viên đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu tư vấn viên trên cổng thông tin; xác nhận để tư vấn viên được công khai trên cổng thông tin.
– Hoạt động đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ tư vấn viên thuộc mạng lưới; liên hệ và thông báo cho tư vấn viên về việc sẽ bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên; lập danh sách tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới; rút hồ sơ tư vấn viên trên cổng thông tin.
c) Đơn vị công nhận tư vấn viên thực hiện công khai lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên vào mạng lưới và danh sách tư vấn viên thuộc mạng lưới, danh sách tư vấn viên đưa ra khỏi mạng lưới tại trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tại trang thông tin của đơn vị công nhận tư vấn viên.
d) Đơn vị công nhận tư vấn viên đăng ký và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp một hoặc một số tài khoản trên cổng thông tin để trực tiếp thực hiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Hoạt động quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên
a) Mua sắm, xây dựng phần mềm quản lý mạng lưới tư vấn viên; mua sắm, nâng cấp, duy trì hạ tầng phần cứng, dịch vụ đường truyền, máy chủ và dịch vụ liên quan khác để lưu trữ, vận hành mạng lưới tư vấn viên; xây dựng, duy trì và cập nhật dữ liệu mạng lưới tư vấn viên.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, đánh giá việc hình thành, quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên.
c) Các hoạt động công nhận, đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới tư vấn viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Kinh phí thực hiện hoạt động công nhận tư vấn viên hoặc đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên tối đa không quá 300 nghìn đồng/tư vấn viên và thanh toán theo hình thức khoán cho đơn vị công nhận tư vấn viên.
3. Bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên
a) Đơn vị công nhận tư vấn viên trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với bên cung cấp để tổ chức các khóa đào tạo chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức cho tư vấn viên thuộc mạng lưới của đơn vị.
b) Nội dung tổ chức khóa đào tạo cho tư vấn viên:
TT |
Khóa đào tạo |
Nội dung đào tạo |
Thời lượng đào tạo |
Số học viên tối thiểu/khóa |
Tổ chức đào tạo |
1 |
Ngắn hạn |
Chuẩn hóa kỹ năng, quy trình, kiến thức tư vấn theo nhu cầu của tư vấn viên và phù hợp mục tiêu phát triển tư vấn viên của ngành, lĩnh vực. |
Từ 03 đến 05 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). |
20 |
Mục 7 Phụ lục 3.2 |
2 |
Dài hạn |
Từ 06 đến 60 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). |
DNNVV được hỗ trợ tư vấn theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
Mục 2. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Điều 11. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là hoạt động hỗ trợ đào tạo cho DNNVV. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau:
1. Đơn vị đào tạo là cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV (khi trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo) hoặc là bên cung cấp (khi cơ quan, tổ chức Hỗ trợ DNNVV không trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo).
2. Khóa đào tạo trực tiếp về quản trị doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP bao gồm khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản và khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu.
3. Khóa đào tạo trực tuyến thông qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn như Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ tương tự khác:
a) Căn cứ kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến trong năm, đơn vị đào tạo mua tài khoản công cụ dạy học trực tuyến có sẵn và tài khoản phần mềm bổ trợ (sau đây gọi là công cụ); thuê trang thiết bị đặc thù phục vụ cho khóa đào tạo trực tuyến (sau đây gọi là thiết bị đặc thù) phù hợp với quy mô tổ chức các khóa đào tạo.
b) Trường hợp mua, thuê công cụ và thiết bị đặc thù theo từng khóa thì chi phí mua, thuê tính theo chi phí phát sinh của từng khóa. Trường hợp mua, thuê gói dịch vụ theo tháng, quý hoặc năm thì chi phí mua, thuê được phân bổ trên cơ sở chí phí tổ chức mỗi khóa đào tạo.
4. Đơn vị đào tạo có thể tổ chức khóa đào tạo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP theo hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến thông qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn (sau đây gọi tắt là hình thức đào tạo kết hợp) với điều kiện mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không đổi và khi có từ 30% tổng số học viên tham gia học trực tiếp, cụ thể:
a) 100% học viên học trực tiếp: các giảng viên dạy trực tuyến toàn bộ, hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.
b) Từ 30% học viên trở lên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến: các giảng viên dạy trực tiếp toàn bộ, hoặc trực tuyến toàn bộ, hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.
c) Trên cơ sở lựa chọn hình thức đào tạo kết hợp quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này, đơn vị đào tạo xây dựng dự toán kinh phí tương ứng.
Điều 12. Đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp quy định tại khoản 1, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thực hiện theo các quy định sau:
TT |
Khóa đào tạo |
Chuyên đề đào tạo |
Thời lượng đào tạo |
Đối tượng học viên |
Số học viên tối thiểu/khóa |
Tổ chức đào tạo |
1 |
Khởi sự kinh doanh |
Mục 1 Phụ lục 3.1 |
Từ 01 đến 02 ngày; Đối với lớp 02 ngày có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). |
Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. Trong đó, DNNVV là doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh hoặc DNNVV mới thành lập trong thời gian 5 năm tính đến năm tổ chức khóa đào tạo. |
30 |
Mục 3 Phụ lục 3.2. |
2 |
Quản trị doanh nghiệp cơ bản |
Mục 2 Phụ lục 3.1 |
Từ 02 đến 05 ngày. Đối với lớp từ 03 ngày trở lên có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). |
Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. |
30 |
Mục 2 Phụ lục 3.2. |
3 |
Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu |
Mục 3 Phụ lục 3.1 |
Từ 05 đến 28 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần). |
Người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. |
20 |
Mục 1 Phụ lục 3.2. |
4 |
Đào tạo tại DNNVV |
Mục 4 Phụ lục 3.1 |
Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. |
10 |
Mục 4 Phụ lục 3.2. |
Điều 13. Đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Hỗ trợ đào tạo trực tuyến quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thực hiện theo các quy định sau:
TT |
Đào tạo trực tuyến |
Chuyên đề đào tạo |
Thời lượng đào tạo |
Đối tượng học viên |
Số học viên |
Tổ chức đào tạo |
1 |
Hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là hệ thống E-leaming) |
Mục 5 Phụ lục 3.1 |
Mỗi clip bài giảng tối đa 20 phút. Mỗi bài giảng bao gồm nhiều clip. |
Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV |
Không hạn chế |
Mục 6 Phụ lục 3.2 |
2 |
Khóa đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn |
Áp dụng như khóa đào tạo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 13 Thông tư này. |
Mục 5 Phụ lục 3.2 |
Mục 3. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
Điều 14. Lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
1. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP căn cứ vào một trong các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận đạt giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo hoặc sản phẩm, dự án về đổi mới sáng tạo. Giấy chứng nhận có thời gian không quá 05 năm tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ;
b) Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao với điều kiện các tài liệu này vẫn còn thời hạn tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ.
2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP căn cứ vào một trong các tài liệu sau:
a) Hợp đồng góp vốn hoặc văn bản xác nhận khoản đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có giá trị tối thiểu 01 tỷ đồng; thời điểm đầu tư không quá 05 năm đến khi DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ;
b) Văn bản cam kết của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với khoản đầu tư tối thiểu 500 triệu đồng và thời điểm cam kết không quá 01 năm đến khi DNNVV nộp hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ;
c) Văn bản xác nhận hoặc hợp đồng thể hiện đang thực hiện hỗ trợ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của các khu làm việc chung, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở ươm tạo, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, trung tâm đổi mới sáng tạo; hoặc văn bản cam kết hoặc hợp đồng thể hiện sẽ hỗ trợ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Thời điểm xác nhận, cam kết hỗ trợ không quá 06 tháng tính đến thời điểm DNNVV nộp hồ sơ đề xuất hỗ trợ.
3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP trên cơ sở quyết định của Hội đồng về việc DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đủ kiện được hưởng hỗ trợ.
Điều 15: Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau:
1. Hỗ trợ học viên của DNNVV tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: học phí, tài liệu, ăn, ở, đi lại (bao gồm vé máy bay).
Nội dung các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài gồm: xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.
2. Hỗ trợ DNNVV duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử quy định tại điểm c khoản 6 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm:
a) Đối với sàn thương mại điện tử trong nước: phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ người bán phải trả cho sàn thương mại điện tử.
b) Đối với sàn thương mại điện tử quốc tế: phí tài khoản người bán, phí giới thiệu, phí hoàn thiện đơn hàng, phí lưu kho, chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm, chi phí thiết kế và chụp ảnh sản phẩm, chi phí quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.
3. Hỗ trợ DNNVV tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: phí, lệ phí tham gia cuộc thi; ăn, ở tại nước sở tại; đi lại (bao gồm vé máy bay); vận chuyển tài liệu, sản phẩm, trang thiết bị phục vụ tham gia cuộc thi.
Mục 4. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỐI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN
Điều 16. Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến
1. Các hình thức liên kết giữa DNNVV với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP gồm:
a) Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào: DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào từ một bên cung cấp.
b) Liên kết theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm: DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng bán sản phẩm cho một bên thu mua.
c) Liên kết theo hình thức hợp đồng mua, bán, hợp tác liên kết là một trong các trường hợp sau:
– DNNVV có hợp đồng mua, bán sản phẩm với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành;
– DNNVV có hợp đồng hợp tác liên kết với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành.
d) Liên kết theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu là một trong các trường hợp sau:
– DNNVV cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý đã được công nhận theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– DNNVV cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sản xuất sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch) đã được công nhận sản phẩm đạt ba sao trở lên thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV trong cụm liên kết ngành quy định tại khoản 1 Điều này để hỗ trợ căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào của DNNVV với bên cung cấp và xác nhận (hoặc hợp đồng) của bên cung cấp về việc đang cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành.
b) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng bán sản phẩm của DNNVV ký với với bên thu mua và giấy xác nhận (hoặc hợp đồng) của bên thu mua thể hiện việc đang mua sản phẩm từ tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành.
c) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng đang mua, bán sản phẩm hoặc đang hợp tác liên kết giữa DNNVV với một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành.
d) Đối với hình thức liên kết quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu của sản phẩm OCOP mà DNNVV đang sử dụng.
đ) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV phối hợp với bên cung cấp hoặc bên thu mua để xác định danh sách các DNNVV đang mua nguyên vật liệu đầu vào hoặc đang bán sản phẩm, dịch vụ; trên cơ sở đó lựa chọn DNNVV phù hợp để hỗ trợ.
Điều 17. Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến
1. Các hình thức DNNVV tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm:
a) DNNVV là doanh nghiệp đầu chuỗi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) DNNVV đang thực hiện hợp đồng mua, bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi.
c) DNNVV được các doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại cổng thông tin hoặc tham khảo danh sách các DNNVV tiềm năng đăng tải trên cổng thông tin để lựa chọn DNNVV.
2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV tham gia chuỗi giá trị quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: tài liệu xác định quy mô là DNNVV.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng mua hoặc bán sản phẩm hoặc hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi.
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: xác nhận của doanh nghiệp đầu chuỗi.
Điều 18. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến
DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và một số quy định cụ thể sau:
1. Hỗ trợ đào tạo tại doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
2. Hỗ trợ học viên của DNNVV tham gia khóa đào tạo trong nước và nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, gồm: học phí; tài liệu; ăn; ở; đi lại (bao gồm vé máy bay).
Nội dung các khóa đào tạo theo các chuyên đề quy định tại Mục 3 Phụ lục 3.1 Thông tư này.
3. Hỗ trợ DNNVV duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử quy định tại điểm d khoản 3 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
Mục 5. LẬP, TỔNG HỢP, GIAO KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DNNVV; ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO HỖ TRỢ DNNVV
Điều 19. Lập, tổng hợp, giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV; đánh giá, báo cáo kết quả hỗ trợ DNNVV
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV (mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này); tổng hợp nhu cầu hỗ trợ DNNVV của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách; gửi Bộ Tài chính đề xuất kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV cho năm kế hoạch.
b) Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách căn cứ vào tổng dự toán chi ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV được bố trí; gửi Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị.
c) Thông báo nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa cân đối được ngân sách.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đánh giá công tác hỗ trợ DNNVV; tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
a) Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV cho năm kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời tổng hợp chung trong dự toán của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thuộc, trực thuộc; sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, theo dõi.
c) Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao; tự kiểm tra, đánh giá, chịu trách nhiệm việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ DNNVV gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu mối:
– Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương (đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách) và ngân sách địa phương hỗ trợ DNNVV; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung; đồng thời gửi Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương để trình cấp có thẩm quyền;
– Xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn ngân sách trung ương (đối với các địa phương được bố trí ngân sách trung ương) và ngân sách địa phương (trên cơ sở dự toán chi ngân sách địa phương được bố trí) cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, theo dõi.
b) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Chương III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2022.
2. Bãi bỏ Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản thay thế.
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp và tổ chức thực hiện
1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo nội dung, nhiệm vụ đã được phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại (nếu cần).
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hỗ trợ cho DNNVV theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) để nghiên cứu, giải quyết./.
……………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Thông tư
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đào tạo nhân lực ở nước ngoài của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.