Mọi người muốn vợt cầu lông cho mình 1 cây vợt cầu lông ưng ý, tuy nhiên giữa vô số các thương hiệu vợt khác nhau và rất nhiều thông số như thông số U và G, Balance Point… được in trên cán vợt cũng như những thông số đi kèm khi mua vợt. Vậy ý nghĩa của các thông số này là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ giải đáp cho bạn, đi cùng với đó là vài số liệu của vợt cầu lông.
1. Thông số U – Trọng lượng vợt cầu lông
U biểu diễn cho trọng lượng của vợt: U càng lớn vợt càng nhẹ và ngược lại U càng nhỏ vợt sẽ càng nặng. Các trọng lượng vợt thường gặp là 2U, 3U, 4U và 5U (2U: 90g – 94g; 3U: 85g – 89g; 4U: 80g – 84g; 5U:
Tại sao cứ phải U mà không phải là V, X, Y…? U là chữ cái đầu tiên của từ Under và mốc chuẩn là 100 gram. Mỗi đơn vị U tương ứng với 5 gram. Như vậy, trọng lượng của vợt sẽ được tính 1U = 100 – 5, 2U = 100 – 2 × 5, 3U = 100 – 3 x 5, 4U = 100 – 4 × 5
2. Thông số G – Chu vi cán vợt cầu lông
– Thông số G trên vợt cầu lông là ký hiệu về chu vi cán vợt. Thông số G thường được ghi ngay cạnh chữ U với ký hiệu như 4U G3, số G càng lớn thì chu vi cán vợt càng nhỏ.
– Thông thường G2 và G3 thường dùng cho người lớn còn G4 hoặc G5 thì thường dùng cho trẻ em.
3. Balance Point – Điểm cân bằng của vợt cầu lông
Là 1 con số cụ thể để đánh giá vợt nặng, nhẹ. Trong vợt cầu lông thì hầu hết coi những vợt có bp 295mm là rất nặng đầu.
Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng hay nhẹ. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.
Vợt công – nặng (heavy head) hay offensive (công): phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.
Vợt cân bằng (even balance): Phù hợp người mới chơi hoặc cần sự linh hoạt khi đánh đơn – nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ): phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
4. Chiều dài vợt cầu lông
Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm; hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi “long” hoặc “longsize”, với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của RSL dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để dự trữ), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi.
5. Độ dẻo của cán vợt cầu lông
Độ dẻo cán vợt thường phân ra 5 bậc:
5.1. Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng
5.2. Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ
5.3. Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường của mình.
5.4. Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.
5.5. Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.
Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn. Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. Thực tế, các nhà sản xuất cũng có “chiêu” làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là “tăng lực”. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì “trợ lực” ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt “tăng lực” này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ “tăng” là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái mình thích.
6. Mức độ trợ lực vợt cầu lông
Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:
– Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.
– Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.
– Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao*.
– Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao* có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.
– Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module* cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.
* Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.
7. Cân bằng động
Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.
Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc, nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.
8. Dây đan vợt cầu lông
– Dây đan vợt mảnh cầu nẩy, độ bền kém
– Dây càng to sẽ bền nhưng không nẩy khi đánh cầu.
– Dây có đường kính 0.66mm nẩy nhất ở sức căng 9kg.
– Dây có đường kính 0.70mm nẩy nhất ở sức căng 10,20kg.
Ngoài những thông số vợt cầu lông trên bạn cũng có thể sử dụng những yếu tố khác để chọn cây vợt phù hợp với bạn nhất như: Công nghệ nóng chảy cao, Công nghệ Titan sóng, Công nghệ Nano nhóm… Thêm vào đó là phù hợp với túi tiền của bản thân.
Và 8 công nghệ trên các nhà sản xuất còn áp dụng rất nhiều các công nghệ khác để làm thay đổi một số tính năng của vợt, nhưng đa số tạo ra sự khác biệt để tăng tính thương mại. Vì vậy khi mua vợt cần cảnh giác với lời quảng cáo công nghệ mới.Cảm ơn bạn đã quan tâm bài chia sẻ này của chúng tôi, nếu thấy hữu ích xin chia sẻ cho bạn bè và những người cùng đam mê xem để hiểu hơn giá trị và cách sử dụng của dòng vợt cầu lông thương hiệu Anh đã có tại Việt Nam
Đăng bởi: Nguyễn Kún
Từ khoá: Thông số vợt cầu lông – những số liệu khi chọn vợt
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông số vợt cầu lông – những số liệu khi chọn vợt của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.