Bạn đang xem bài viết Thiếu phospho: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phospho là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt cần cho xương. Và sự thiếu hụt phospho cũng liên quan đến sức khỏe xương. Vậy nguyên nhân nào gây thiếu phospho, triệu chứng và cách điều trị sự thiếu hụt này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Phospho là một phần cần thiết của sự cân bằng vitamin và khoáng chất trong cơ thể. Bạn có thể dễ dàng có được phospho từ nhiều thực phẩm như sữa, thịt, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu, rau và ngũ cốc. Phospho đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe xương, điều hòa phiên mã gen, hoạt hóa các enzym, duy trì độ pH bình thường trong dịch ngoại bào và dự trữ năng lượng nội bào. Tuy nhiên khi bạn có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc có các vấn đề về sức khỏe, nó có thể gây thiếu phospho trong cơ thể từ đó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể của bạn, thậm chí là tử vong nếu sự thiếu hụt phospho quá nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây thiếu phospho
Thiếu phospho có thể gây hạ mức phospho trong máu, gây ra những ảnh hưởng xấu lên cơ thể, đặc biệt là ở xương. Bạn có thể có phospho từ chế độ ăn hàng ngày nhưng khi chế độ ăn trở nên nghèo nàn hoặc những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dự trữ của phospho, bạn có thể bị thiếu hụt khoáng chất này
Suy dinh dưỡng
Thiếu hụt phospho là rất hiếm. Khi bạn không cung cấp đủ phospho từ chế độ ăn, cơ thể bạn sẽ tự cân bằng các khoáng chất trong cơ thể bằng cách tái hấp thu phospho vào máu. Chỉ khi bị suy dinh dưỡng, lượng dự trữ phospho đã cạn kiệt và không được bổ sung kịp thời, bạn mới bị thiếu hụt phospho.
Bổ sung thiếu vitamin D cũng có thể gây thiếu phospho và cả canxi bởi vì vitamin D giúp canxi và phospho được hấp thụ từ ruột non vào máu
Người nghiện rượu
Những người nghiện rượu có thể gây suy dinh dưỡng và có biểu hiện rối loạn điện giải chẳng hạn như giảm nồng độ phospho, kali, canxi trong máu và nhiễm kiềm ở đường hô hấp. Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của giảm phosphate huyết. Năm mươi phần trăm những người nhập viện do nghiện rượu phát triển chứng giảm phosphate huyết trong vòng ba ngày đầu tiên nhập viện.
Phục hồi sau nhiễm toan ceton do tiểu đường
Nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi bệnh nhân quản lý sai bệnh tiểu đường của họ hoặc có thể không nhận ra họ đang mắc bệnh này. Đó là một trạng thái mà cơ thể rơi vào tình trạng không thể sản xuất đủ insulin. Tình trạng giảm phosphate huyết sau khi nhiễm toan ceton do tiểu đường là do truyền tĩnh mạch insulin làm tăng hấp thu các glucose và phosphate trong huyết tương vào các mô nhạy cảm với insulin để phosphoryl hóa tế bào, và phosphate vô cơ huyết tương có thể giảm mạnh, từ đó gây thiếu hụt phospho trong cơ thể
Nhiễm kiềm hô hấp có thể gây thiếu phospho trong cơ thể
Nhiễm kiềm hô hấp là một tình trạng bệnh lý trong đó việc tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu lên trên ngưỡng bình thường đồng thời giảm nồng độ CO2 trong máu động mạch. Tình trạng này diễn ra do thay đổi pH tế bào, pH ở tế bào tăng kích thích phosphofructokinase, do đó kích thích quá trình đường phân để tạo ra ATP, do đó tiêu thụ phosphate từ ngoại bào. Phosphate trong huyết tương được chuyển dịch vào nội bàođể đáp ứng nhu cầu này. Từ đó gây thiếu hụt phospho
Hội chứng đói xương
Hội chứng đói xương là một tình trạng cơ thể bị hạ canxi và phosphate máu dai dẳng xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc sau khi điều trị cường tuyến cận giáp, lúc này xương bắt đầu hồi phục bằng cách tái hấp thu và lưu trữ lại canxi và phosphate. Điều này dẫn đến tăng nhu cầu của xươngđối với các ion này và điều đó dẫn đến làm giảm phosphate huyết.
Thuốc lợi tiểu và thuốc kháng acid dạ dày
Thuốc lợi tiểu là một loại thuốc giúp điều trị tăng huyết áp và thuốc kháng acid dạ dày giúp chữa trị loét dạ. 2 loại thuốc này liên kết với phosphate, làm giảm sự hấp thụ của ion này qua ruột non vào tuần hoàn. Đặc biệt là thuốc kháng acid nhôm và magie được biết là có liên quan đến việc cơ thể mất đi một lượng phosphate bằng cách liên kết với phosphate.
Triệu chứng và biến chứng xảy ra khi thiếu phospho
Triệu chứng của thiếu phospho
Các triệu chứng thiếu hụt phospho có liên quan tới toàn bộ cơ thể bạn, từ các cơ quan đến các tế bào. Các triệu chứng của thiếu hụt phospho nhẹ thường không rõ ràng về mặt lâm sàng. Nhưng khi có tình trạng thiếu hụt nhiều phospho trong cơ thể sẽ có những triệu chứng mà bạn không thể làm ngơ. Dưới đây là một số triệu chứng khi thiếu hụt phospho:
– Lo lắng, mệt mỏi, hay cáu gắt
– Co giật, tê hoặc yếu phản xạ
– Nhịp thở không đều
– Đau cơ, yếu cơ
– Suy tim
Biến chứng của thiếu phospho
Khi bạn làm ngơ trước các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể khi cơ thể thiếu hụt phospho và không điều trị kịp thời, tình trạng này diễn biến lâu dài sẽ để lại những biến chứng lên toàn bộ cơ thể của bạn, thậm chí có thể tử vong. Hãy liên lạc và tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên viên y tế để được điều trị kịp thời. Các biến chứng của thiếu hụt phospho gồm
– Tiêu cơ vân
– Hội chứng suy hô hấp cấp
– Loạn nhịp tim
– Phá hủy hồng cầu
Cách điều trị khi thiếu phospho
Điều trị bằng thuốc
Mọi người có thể lấy được đủ lượng phospho cần cho cơ thể từ thức ăn mà không cần bổ sung thêm thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp phải dùng thuốc thì nên có sự giám sát và tư vấn của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để đạt được nồng độ phospho bình thường trong cơ thể, vì nếu mức phospho trong cơ thể nhiều hơn bình thường cũng có thể gây hại cho cơ thể. Tùy tình trạng nhẹ hay nặng mà có liều lượng sử dụng khác nhau. Theo một đánh giá bởi chuyên gia y tế Dan Brennan được viết trên trang web MD các trường hợp nhẹ nên được điều trị bằng cách bổ sung phospho đường uống là 80mmol mỗi ngày. Các trường hợp nặng hơn nên được điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch tối đa 48mmol
Bổ sung bằng thực phẩm
Nếu bạn muốn bổ sung phospho mà không muốn dùng thuốc thì hãy lấy chúng từ thức ăn. Bổ sung đa dạng các loại thức ăn vừa cung cấp phospho mà còn cung cấp các loại dưỡng chất khác cho cơ thể bạn. Các thực phẩm chứa phospho bao gồm
– Các sản phẩm từ sữa: sữa không béo và ít béo, sữa chua và phô mai
– Thịt bò, thịt gà, hải sản, cá, trứng
– Các loại ngũ cốc, các loại hạt và đậu: ngũ cốc nguyên hạt, cơm, bánh mì, hạt mè, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành
– Các loại trái cây, rau củ: táo, khoai tây, cà chua, măng tây
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan tới sự thiếu hụt phospho. Hãy liên hệ ngay với các Bác sĩ và Dược sĩ khi bạn có những bất thường ở cơ thể có liên quan tới các triệu chứng thiếu hụt phospho để được điều trị hợp lý và kịp thời
Nguồn: Healthline, NCBI
Bạn có thể quan tâm:
>>>>> Phospho là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ
>>>>> Những loại thực phẩm chứa nhiều phospho
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thiếu phospho: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.