Bạn đang xem bài viết Thiếu máu thiếu sắc ở trẻ em, bố mẹ không nên xem thường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều trẻ xanh, ốm (gầy) được chẩn đoán là bệnh thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này ở bài viết dưới đây nha.
Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?
Chắc các bạn đã biết là trong máu con người, có những hạt máu đỏ, được gọi là hồng cầu. Ở những người bình thường và khỏe mạnh, thì cứ mỗi mm máu, có khoảng 4.000.000 – 5.000.000 hồng cầu. Mỗi hồng cầu đều chứa đựng một chất, gọi là hémoglobine, có nhiệm vụ chủ yếu là nuôi dưỡng con người, và do đó hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Hémoglobine có thành phần cấu tạo chủ yếu là chất sắt.
Cơ thể người nào có đầy đủ chất sắt, thì sẽ có đủ hémoglobine , hồng hào, khỏe mạnh…Còn người nào thiếu chất sắt thì dĩ nhiên sẽ thiếu hémoglobine, xanh xao, gầy yếu…Bệnh thiếu máu thiếu sắt là bệnh thiếu máu – nghĩa là thiếu hémoglobine – do thiếu sắt gây ra
Đối tượng mắc bệnh và nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
Đối tượng
Bệnh thiếu máu thiếu sắt có nhiều ở trẻ em nước ta, nhất là ở các trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng hay thấy ở các trẻ em bị bệnh kéo dài khác: bệnh lao phổi, bệnh sốt rét tái phát nhiều lần, bệnh tiêu chảy mạn tính…Bệnh lãi móc (giun móc) cũng là một nguyên nhân: các con lãi móc đươc treo lơ lửng (móc) trong ruột, gây chảy máu liên tục trong ruột trong nhiều ngày nhiều tháng, cũng gây ra bệnh này.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
Ở trẻ em dưới 2 tuổi nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là thiếu cung cấp sắt
Trong sữa bò, tỷ lệ chất sắt rất ít, nên những trẻ được nuôi bằng sữa bò dễ mắc bệnh.
Trong nhiều thức ăn dặm, có nhiều chất sắt hơn trong sữa ( thí dụ thịt, cá, trứng, đậu, rau xanh…). Do đó, những trẻ em được ăn dặm sớm ( từ 5 tháng tuổi) có thể tránh được bệnh này. Nếu ăn dặm với toàn chất bột thì nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt càng tăng, vì trong bột có rất ít sắt.
Ngoài ra, vitamin C cũng đóng vai trò đáng chú ý: giúp cơ thể hấp thu được chất sắt từ các thực phẩm nói trên. Vitamin C lại có nhiều trong nhiều loại trái cây, rau tươi…do đó, cáctrẻ em được ăn quá ít rau, trái cây – nghĩa là thiếu Vitamin C thì cũng có thể bị bệnh thiếu máu thiếu sắt, mặc dù có thể được ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng…
Cuối cùng, bà mẹ cũng cần biết là nếu trong lúc mang thai nghén, bà mẹ đã bị thiếu máu thiếu sắt thì sẽ khi mới sinh cũng sẽ mắc bệnh này
Có thể dựa vào những biểu hiện gì để phát hiện trẻ bị bệnh thiếu máu thiếu sắt?
Bệnh thiếu máu thiếu sắt có thể phát hiện được tại gia đình. Những triệu chứng mà bà mẹ có thể nhận thấy được, như sau:
– Trẻ xanh xao, yếu đuối – sự xanh xao yếu đuối sẽ xuất hiện dần dần, có khi người nhà không để ý tới. Nhưng nếu so sánh với một đứa trẻ khỏe mạnh , sẽ thấy da con mình xanh hơn, hoạt động chậm chạp hơn.
– Trẻ chán ăn, ít ngủ, hay chán khóc, vật vã.
– Sau một thời gian theo dõi, sẽ thấy trẻ chậm biết ngồi, chậm biết đứng, chậm biết đi. Sờ nắn các bắp thịt của tay chân trẻ, sẽ thấy các bắp thịt đó mềm nhão, không được cứng cáp như các trẻ cùng lứa tuổi khỏe mạnh.
– Ở những trẻ đã biết nói, có thể thấy trẻ hay kêu đau nhức trong xương.
– Cuối cùng, nếu bệnh trở nặng, sẽ thấy cả tóc trẻ cũng bị bạc màu và rụng. Bệnh sẽ tiến triển xấu, và trở nên trầm trọng, nếu không được điều trị kịp thời.
Làm gì để phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt?
Bạn chỉ cần làm một số việc đơn giản:
Đầu tiên, các bà mẹ đang mang thai đều nên đi khám thai, khám bệnh, để thầy thuốc xem nếu có bị thiếu máu thiếu sắt thì điều trị ngay. Như vậy, thai nhi sẽ có được đủ sắt ngay từ khi mới sinh.
Đối với các trẻ mà bà mẹ không có sữa thì cần được nuôi dưỡng bằng sữa bò. Hiện nay, có nhiều loại sữa bò bột được bổ sung thêm chất sắt, bán ở thị trường. Cho trẻ uống các loại sữa đó tốt hơn sữa bò tươi hoặc sữa đặc, vì các loại sữa này không đủ các chất sắt cung cấp cho trẻ.
Tuy nhiên, nên cố gắng sao cho có sữa mẹ cho trẻ bú: đó là loại sữa tốt nhất , không có sữa nào có thể sánh bằng, vì vừa mang nhiều các chất bổ dưỡng trong đó có sắt vừa mang các chất “kháng thể”, giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật
Phải cho trẻ bắt đầu ăn dặm đúng thời gian: từ 4 tháng tuổi. Vì tới khi đó, sự phát triển của cơ thể trẻ đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng cao hơn, trong đó có sắt, mà sữa mẹ hoặc sữa bò không còn khả năng đáp ứng đủ nữa. Dĩ nhiên, các bữa ăn dặm của trẻ phải có đầy đủ các chất đã nêu ở phần trước
Các trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, sinh ba, các trẻ thiếu tháng: nên đi khám bệnh để thầy thuốc cho dùng thêm sắt nếu cần, cũng như một số thuốc bổ sung khác.
Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện đi khám bệnh, mà sau một tháng theo dõi, thấy trẻ có một số triệu chứng thiếu máu thiếu sắt như đã nêu trên, thì có thể tạm thời cho trẻ dùng thuốc mang chất sắt, tại gia đình.
Có thuốc mang chất sắt có nhiều loại, mỗi loại chứa một lượng sắt khác nhau. Bạn có thể hỏi người dược sĩ phụ trách cửa hàng thuốc để được hướng dẫn cách dùng thuốc. Một loại thuốc đang có bán tại nhiều cửa hàng thuốc hiện nay, có mang chất sắt, là viên Fumafer. Liều trung bình cho các trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên là mỗi ngày 1 viên. Nên chia liều thuốc làm 2 lần ; sáng 1/2 viên, chiều 1/2 viên. Nếu có loại thuốc này ở dạng bột thì rất tốt: mỗi ngày 1 muỗng ( có sẵn trong hộp thuốc) chia 2 lần: sáng 1/2 muỗng, chiều 1/2 muỗng, pha vào sữa cho trẻ uống.
Một số xí nghiệp dược của ta sản xuất viên sắt Oxalat, chất lượng cũng tốt, có thể cho trẻ dùng được.
Bệnh thiếu máu sắt điều trị thế nào?
Bạn nên cho trẻ đi khám bệnh sớm. đó là điều tốt nhất. Thầy thuốc sẽ khám bệnh, và có thể phát hiện một số triệu chứng khác mà gia đình không nhận thấy được: Có thể thấy gan, lách của trẻ bị to lên, tim đã bị suy yếu…Những triệu chứng này cũng do bệnh thiếu máu, thiếu sắt gây ra.
Thầy thuốc cũng có thể cho làm một số xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu sắt, thiếu hemoglobine ở trẻ, từ đó, đề ra một phương pháp điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn ở nông thôn, xa xôi, lại chưa có điều kiện đi khám bệnh, xét nghiệm, thì trước các triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt có thể xử trí tại gia đình như sau:
Cho trẻ uống thuốc có mang tính chất sắt như đã nêu, nhưng với liều lượng cao hơn. Thí dụ, với thuốc Fumafer, thì ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên:
Dạng viên: mỗi ngày 1 -3 viên
Dạng bột: mỗi ngày 1 -4 muỗng ( có sẵn trong hộp thuốc).
Cũng nên chia liều trên làm 2 -3 lần trong ngày, uống trước hoặc trong bữa ăn, có thể pha cùng sữa. Hoặc cho trẻ dùng viên Oxalat nếu có.
Cho trẻ uống thêm vitamin C. Hiện nay, nhiều xí nghiệp dược phẩm của ta có sản xuất các viên vitamin C dưới dạng kẹo ( thơm, ngọt) cho trẻ em, mỗi viên mang 50mg vitamin C. Các viên thuốc đó rất tốt: có thể cho trẻ uống mỗi ngày 1-4 viên, cũng chia ra làm 2 -3 lần uống cùng với viên sắt, trước hoặc trong bữa ăn. Vitamin C cần thiết cho sự hấp thụ sắt vào cơ thể
Cuối cùng, điều cần chú ý là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ: đối với các trẻ đã ăn dặm ( từ 4 tháng tuổi), các bữa ăn dặm cần có đầy đủ các chất như đã nêu ở một phần của cuốn sách này.
Sắt là chất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ, thiếu máu thiếu sắt lâu dần sẽ gây ra một số bệnh ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung sắt cho trẻ, đồng thời có chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong đó có sắt.
Nguồn: Trích BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 62 – 67
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thiếu máu thiếu sắc ở trẻ em, bố mẹ không nên xem thường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.