Thành ngữ, tục ngữ trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 được phân loại theo từng chủ điểm, khi hiểu sâu sắc được những câu tục ngữ, thành ngữ đó sẽ giúp các em áp dụng vào các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5 hiệu quả.
Những câu thành ngữ, tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm từ bao đời nay. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hoàn thiện các dạng bài luyện tập Luyện từ và câu lớp 5 của mình:
Hệ thống kiến thức thành ngữ, tục ngữ lớp 5
Lớp |
Các thành ngữ tục ngữ |
Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ |
Dạng bài |
5 |
– Quê cha đất tổ – Nơi chốn rau cắt rốn |
– Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống. – Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó. |
BT LT&C (Đặt câu với thành ngữ đã cho) |
– Chịu thương chịu khó – Dám nghĩ dám làm – Muôn người như một – Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của) – Uống nước nhớ nguồn |
– Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn. – Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. – Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động – Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của. – Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình. |
BT LT&C (Các thành ngữ, tục ngữ bên nói lên tính chất gì của người Việt Nam ta? ) |
|
– Cáo chết ba năm quay đầu về núi. – Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. – Lá rụng về cội. |
– Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích. |
BT LT&C (Cho các câu tục ngữ và các nghĩa, chọn nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ) |
|
– Gạn đục khơi trong – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. – Anh em như thể chân tay |
– Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp. |
BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ). |
|
– Hẹp nhà rộng bụng – Xấu người đẹp nết – Trên kính dưới nhường |
– Chỉ về tấm lòng con người, tuy không giàu có nhưng đối xử tốt với nhau. – Tuy hình thức bên ngoài không đẹp nhưng tính nết tốt. – Đối xử tốt với mọi người, đối với người trên thì kính trọng, đối với người dưới thì nhường nhịn. |
BT LT&C (chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ). |
|
– Ăn ít ngon nhiều – Ba chìm bảy nổi – Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. – Yêu trẻ, trẻ đến nhà; |
– Ăn cốt để thưởng thức món ăn: ăn ngon, có chất lượng. – Cuộc đời gặp nhiều vất vả. – Kinh nghiệm về thời tiết: Trời nắng có cảm giác nhanh đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh đến tối. – Có lòng thương yêu kính trọng mọi người sẽ được mọi người quý mến và gặp tốt lành. |
BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ). |
|
– Việc nhỏ nghĩa lớn. – Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may. – Thức khuya dậy sớm. |
– Việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tinh thần, tình cảm lớn. – Đề cao sự khéo léo – Vất vả, cần cù, chăm chỉ làm ăn. |
BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm). |
|
– Muôn người như một. – Chậm như rùa – Ngang như cua – Cày sâu cuốc bẩm |
– Mọi người đều đoàn kết một lòng. – Quá lề mề, chậm chạp – Rất ngang bướng, nói năng cư xử khác lẻ thường, khó thống nhất ý kiến. – Chăm chỉ, cần cù lao động trên đồng ruộng |
BT chính tả (Điền tiếng có ua hoặc uô vào chỗ trống trong các thành ngữ) |
|
– Cầu được, ước thấy – Năm nắng, mười mưa – Nước chảy đá mòn – Lửa thử vàng, gian nan thử sức. |
– Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao. – Trải qua nhiều vất vả, khó khăn. – Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. – Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người. |
BT chính tả (Điền tiếng có ưa hoặc ươ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ.) |
|
– Bốn biển một nhà – Kề vai sát cánh |
– Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất về một khối. – Đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác công việc quan trọng. |
BT LT&C (Đặt câu với một trong những thành ngữ đã cho) |
|
– Đông như kiến – Gan như cóc tía – Ngọt như mía lùi |
– Rất đông người – Gan góc, không biết sợ hãi – Rất ngọt / Nói ngọt ngào, dễ nghe, dễ lọt tai. |
BT chính tả (Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ) |
|
– Lên thác xuống ghềnh – Góp gió thành bão – Nước chảy đá mòn – Khoai đất lạ, mạ đất quen. |
– Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm. – Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh. – Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong. – Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần) |
BT LT&C (Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên). |
|
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no. – Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. – Thắng không kiêu, bại không nản. – Nói lời phải giữ lấy lời – Tốt gỗ hơn tốt nước sơn |
– Khi thiếu đói hoạn nạn được giúp đỡ kịp thời dù ít dù ít ỏi cũng đáng quý gấp nhiều lần được cho khi đ khi đã no đủ, yên ổn. – Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết, vì đoàn kết g giúp ta có sức mạnh để bảo vệ cuộc sống, chia rẽ sẽ làm ta cô độc, yếu ớt, khó bảo tồn được cuộc sống. – Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại. – Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa. – Đề cao phẩm giá hơn hình thức bên ngoài |
BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa để viết vào chỗ trống) |
|
– Có mới nới cũ – Xấu gỗ, tốt nước sơn. – Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. |
– Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ. – Bên ngoài hào nhoáng, bóng bẩy mà bên trong không ra gì. – Một kinh nghiệm cầm quân đánh giặc: bên mình yếu thì phải dùng mưu kế. |
||
Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. – Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. – Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. – Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. – Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn gạo nhớ đâm xay dần sàng. – Lên non mới biết non cao Lội sông mới biết sông nào cạn sâu. – Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. – Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ. – Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. – Con có cha như nhà có nóc Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. |
– Khuyên mọi người phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau. – Không được chủ quan, xem thường người khác. – Khuyên những người có cùng một mối quan hệ phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau. – Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, nếu không sẽ hư hỏng. – Khuyên người ta phải nhớ ơn những người đã mang lại hạnh phúc, sung sướng cho mình. – Trải nghiệm cuộc sống nhiều sẽ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong cuộc sống. – Khuyên người ta phải thực tế bắt tay vào công việc chứ không chỉ nói suông. – Khuyên ta dạy con từ lúc còn nhỏ. – Từ tay không mà mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường. – Đề cao vai trò của người cha đối với con cái: Con cái có cha thì được che chở, đùm bọc, không có cha sẽ côi cút, khổ sở. |
BT LT&C (Điền vào ô chữ theo gợi ý) |
|
– Trai mà chi, gái mà chi – Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. – Trai tài gái đảm. – Trai thanh gái lịch. |
– Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ (quan niệm đúng). – Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, có mười con gái cũng xem như chưa có con (quan niệm sai). – Trai gái đều giỏi giang, đẹp đôi vừa lứa. – Trai gái thanh nhã, lịch sự. |
BT LT&C (Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào? Em tán thành với câu a hay câu b) |
|
– Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. – Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. – Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. |
– Lòng thương con vô bờ bến, đức hy sinh, nhường nhịn của người mẹ. – Phụ nữ giỏi giang, đảm đang, giữ gìn sự yên ấm cho gia đình. – Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. |
BT LT&C (Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?). |
|
– Tre già măng mọc – Trẻ lên ba, cả nhà học nói. – Trẻ người non dạ – Tre non dễ uốn |
– Lớp trước già đi có lớp sau thay thế. – Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo. – Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn. – Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ sẽ dễ hơn. |
BT LT&C: Chọn thành ngữ, tục ngữ với nghĩa (đã cho) thích hợp. |
Bài tập về thành ngữ, tục ngữ lớp 5
Câu 1. Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và viết vào vở hoặc bảng nhóm theo mẫu:
Quan hệ gia đình |
Quan hệ thầy trò |
Quan hệ bạn bè |
M. Chị ngã em nâng |
M. Không thầy đố mày làm nên |
M. Học thầy không tày học bạn |
Trả lời:
Quan hệ gia đình |
1. Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau 2. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 3. Con hơn cha là nhà có phúc 4. Chị ngã, em nâng 5. Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 6. Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 7. Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. |
Quan hệ thầy trò |
1. Tiên học lễ, hậu học văn 2. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư 3. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy 4. Không thầy đố mày làm nên 5. Học thầy không tày học bạn 6. Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. 7. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong. |
Quan hệ bạn bè |
1. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 2. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở 3. Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 4. Bạn bè là nghĩa tương thân. Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau. |
Câu 2. Đặt một câu trong đó có sử dụng một thành ngữ, hai thành ngữ.
– Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lớp chúng em đã quyên góp sách vở ủng hộ các bạn vùng lũ lụt.
– Hương sơn không phải là nơi chôn rau cắt rốn của tôi nhưng tôi vẫn rất nặng tình nặng nghĩa với nó.
Câu 3. Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?
– Đồng sức đồng ………….
– Đồng ……….nhất trí.
– Đồng cam cộng …..
– Đồng tâm hiệp……
Gợi ý
– Đồng sức đồng …………. ( lòng).
– Đồng ……….nhất trí. ( tâm)
– Đồng cam cộng …..( khổ).
– Đồng tâm hiệp……( lực).
Đặt câu: Tôi và anh ấy đã từng đồng cam cộng khổ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
Câu 4.Hoàn thành các thành ngữ nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đó.
– Thẳng như ………
– Thật như….
– Ruột để ngoài….
Cây ngay không sợ ……..
Gợi ý
– Thẳng như ruột ngựa
– Thật như đếm
– Ruột để ngoài da
Cây ngay không sợ chết đứng.
Đặt câu: Nó rất bộc tuệch ruôt để ngoài da, không phải là người nham hiểm.
Câu 5. Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
Tài cao đức trọng.
Tài hèn đức mọn.
Gợi ý
– Người có ”tài cao đức trọng” sẽ được nhiều người yêu mến.
– Những kẻ ”tài hèn đức mọn” sẽ không bao giờ thành công trong mọi việc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thành ngữ, tục ngữ trong Tiếng Việt lớp 5 Hệ thống kiến thức thành ngữ, tục ngữ lớp 5 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.