Bạn đang xem bài viết Tham khảo nên chọn chế độ nào cho điều hoà mát nhất? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chọn chế độ điều hòa phù hợp với nhu cầu sử dụng không chỉ mang lại cho bạn không gian thoáng mát mà còn tiết kiệm điện năng cho gia đình. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn xem qua bài viết dưới đây để biết cách chọn chế độ điều hoà phù hợp nhất nhé!
Phân biệt các chế độ của điều hòa
AUTO làm mát mặc định
AUTO là chế độ điều chỉnh nhiệt độ trong phòng đã được nhà sản xuất cài đặt sẵn trước đó, sau một thời gian nếu nhiệt độ phòng thay đổi thì điều hòa vẫn giữ nhiệt độ ban đầu.
Tuy nhiên, nếu máy đang hoạt động mà nhiệt độ bỗng nhiên hạ xuống 22 độ thì điều hòa sẽ tự động chuyển sang chế độ sưởi, sau khi nhiệt độ lên 24 độ thì sẽ chuyển sang chế độ hút ẩm.
Đồng thời, khi bạn tắt điều hòa và bật lại thì thiết bị vẫn giữ nguyên chế độ AUTO, bấm nút Mode để thay đổi chế độ khác.
COOL chế độ mát lạnh
COOL là một trong những chế độ làm lạnh được nhiều người lựa chọn nhất, vì đây được xem là chế độ quan trọng có khả năng làm lạnh sâu và nhanh phù hợp với người dùng ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Chế độ này sẽ rất hữu ích cho nhữngngày nắng nóng cao điểm.
Chế độ có biểu tượng hình hoa tuyếttrên bản điều khiển, khi điều hòa ở chế độ mát lạnh này thì quạt gió, máy nén sẽ hoạt động liên tục cho đến khi nhiệt độ đạt đến yêu cầu do người dùng cài đặt rồi ngừng hoạt động.
HEAT chế độ làm nóng
HEAT chế độ làm nóng, sưởi ấm trên điều hòa, chế độ này chỉ hoạt động trên điều hòa 2 chiều. Khi bạn khởi động chế độ sưởi thì không khí bên trong phòng sẽ nóng lên.
Chế độ này rất phù hợp để sử dụng những nơi có nhiệt độ không khí xuống thấp (như vào mùa đông miền Bắc nước ta).
DRY chế độ gió thổi
DRY (biểu tượng hình giọt nước trên bảng điều khiển) là một trong những chế độ thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất, nó có tác dụng hút bớt lượng hơi ẩm có trong không khí.
DRY sẽ là một lựa chọn tốt, phù hợp nhất cho những nơi có thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, nồm điển hình như vào mùa đông, mùa thu miền Bắc nước ta.
PAN tốc độ quạt
Một số điều hòa được tích hợp chế độ PAN giúp người dùngđiều chỉnh quạt chạy chậm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ trong phòng giảm dưới 2 độ C (sau khi đạt đến nhiệt độ bạn đã cài đặt trước đó).
Chế độ có E – ION
Hệ thống lọc khí E – ION độc đáo được người dùng đánh giá cao về hiệu năng hoạt động, có chức năng giải phóng các bụi bẩn có trong không khí và vô hiệu hóa chúng.
Nếu phát hiện không gian phòng nhiều bụi bẩn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều hòa sẽ tự động kích hoạt chế độ có E – ION giải phóng khoảng 3.000 tỷ ion âm, nhằm làm sạch không khí bằng cách tích điện âm cho hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
Sau đó, sẽ có một màng lọc lớn tích điện dương hút sạch các tác nhân gây bẩn và vô hiệu hóa chúng. Chế độ này sẽ hoạt động liên tục ngay cả khi tắt chức năng điều hòa nhiệt độ.
TEMP nút chỉnh nhiệt độ
TEMP (biểu tượng hình ngôi nhà) được tích hợp trên điều hòa có tác dụngđiều chỉnh nhiệt độ trên dàn lạnh, khi ấn liên tục bạn sẽ thấy 3 chế độ:
- Ngôi nhà trống: Nhiệt độ cài đặt hiển thị trên remote
- Ngôi nhà có chấm tròn và dấu gạch bên trong: Hiển thị nhiệt độ trong phòng
- Ngôi nhà có chấm tròn và dấu gạch bên ngoài: Hiển thị nhiệt độ bên ngoài trời.
AIR SWING nút điều chỉnh gió thổi
Điều chỉnh hướng gió thổi trên điều hòa, bạn chỉ cần nhấn nút AIR SWING trên điều khiển. Ngay khi thao tác nhấn nút, cánh đảo gió sẽ thay đổi vị trí làm mát liên tục. Cho đến khi cánh đảo gió đến vị trí mong muốn thì bạn nhấn SWING để cố định vị trí.
Cách chỉnh về chế độ mát nhất của điều hoà
Các bước bật điều hoà hiệu quả nhất
- Bước 1: Trước khi bật máy, bạn cần đóng kín tất cả cửa phòng, cửa sổ.
- Bước 2: Tiếp đến, hạ nhiệt độ về mức thấp nhất (16 độ) trong 5 phút.
- Bước 3: Sau đó, tăng nhiệt độ lên 25 độ.
- Bước 4: Tăng tốc độ quạt gió lên mạnh nhất.
- Bước 5: Cuối cùng, sau 10 phút, tăng dần lên nhiệt độ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tuỳ theo mùa và thời tiết mà bạn lựa chọn các chế độ khác nhau trên điều hòa.
- Vào nhữngngày thời tiết nồm, mưa phùn, mưa nhiều dài ngày thì nên chọn chế độ Dry để làm khô không khí.
- Vào ngàynắng nóng cao điểm, nhiệt độ ngoài trời tăng cao thì chế độ Cool sẽ là lựa chọn hoàn hảo để làm lạnh nhanh không khí trong phòng.
- Nếu thời tiết không quá nắng nóng, bạn muốn tiết kiệm điện năng hiệu quả thì chọn chế độ Dry thay vì Cool. Tuy nhiên chỉ nên bật chế độ Dry trong thời gian ngắn vì rất dễ gây mất nước, ảnh hưởng đến làn da người dùng.
- Những ngày mùa đông lạnh, bạn muốn tăng nhiệt độ trong phòng để sưởi ấm thì nên chọn chế độ HEAT được trang bị trên điều hòa.
- Phạt hiện trong phòng có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe bạn muốn lọc không khí và vô hiệu hóa chung thì chế độ có E – ION trên máy là lựa chọn hoàn hảo.
- Để điều chỉnh nhiệt độtrong phòng chọn chế độ TEMP và điều chỉnh hướng gió thoảithì chọn chế độ AIR SWING.
Kiểm tra điều hoà mua đã phù hợp với diện tích phòng hay chưa
Để mua điều hòa vừa làm mát vừa tiết kiệm điện lại năng phù hợp với nhu cầu sử dụng với gia đình, bạn cần dựa vào hai yếu tố: Công suất máy lạnh và diện tích phòng.
Công suất máy lạnh | Diện tích phòng |
1 HP ~ 9000 BTU | Dưới 15 m2 |
1,5 HP ~ 12.000 BTU | Từ 15 đến 20 m2 |
2 HP ~ 18.000 BTU | Từ 20 đến 30 m2 |
2,5 HP ~ 24.0000 BTU | Từ 30 đến 40 m2 |
Kiểm tra tổng quát điều hoà
Để điều hòa hoạt động ổn định, hiệu quả, tiết kiệm một lượng điện lớn và tăng tuổi thọ cho máy. Bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng tổng quát định kỳ (6 tháng/lần) và vệ sinh máy thường xuyên.
Số lần vệ sinh sẽ phụ thuộc vào môi trường sống và tần suất sử dụng, tuy nhiên theo như các chuyên gia điện lạnh khuyên bạn nên vệ sinh khoảng 3 – 4 tháng/lần nếu dùng thường xuyên và 6 tháng/lần nếu dùng ít.
Cách giúp điều hoà mát và tiết kiệm điện
- Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, khoảng từ 23 – 27 độ C để làm mát, không nên chỉnh mức thấp nhất vì máy sẽ hoạt động hết công suất và giảm tuổi thọ.
- Trước khi ngủ bạn nên điều nhiệt độ từ 24 – 29 độ C tầm 1 – 2 tiếng để tiết kiệm điện.
- Hẹn giờ tắt máy lạnh giúp bạn ngủ ngon hơn, không bị thức giấc để tắt máy khi cảm thấy quá lạnh, không bị cảm lại còn tiết kiệm điện.
- Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
- Nên lắp đặt máy ở trong phòng kín và khi hoạt động phải đóng kín cửa ra vào, cửa sổ nhằm hạn chế trao đổi nhiệt bên ngoài. Đối với phòng cửa kính thì nên lắp thêm rèm có màu sáng để giảm hấp thụ nhiệt.
- Lắp máy ở những nơi thông thoáng, không có đồ đạc chắn tầm lưu thông gió, giúp thiết bị làm lạnh nhanh một cách tối ưu.
- Sử dụng thêm quạt kết hợp với máy lạnh để lưu thông khí mát trong phòng.
- Hạn chế bật/tắt điều hòa liên tục giảm hao phí điện năng, tăng tuổi thọ cho máy.
- Chọn máy có công suất hoạt động phù hợp với diện tích phòng, nếu phòng có diện tích nhỏ mà công suất máy quá lớn thì khả năng hao phí điện năng tăng cao và ngược lại.
Trong bài viết này, Neu-edutop.edu.vn đã gợi ý chọn chế độ điều hòa mát nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn chế độ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi qua phần bình luận nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tham khảo nên chọn chế độ nào cho điều hoà mát nhất? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.