Bạn đang xem bài viết Thai nhi đạp nhiều có phải tình trạng đáng lo không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, việc phải theo dõi các cử động của thai là một điều không thể bỏ qua cho các mẹ bầu. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu xem thai nhi đạp nhiều có phải tình trạng đáng lo không?
Thai nhi biết đạp từ khi nào?
Thực tế, thai nhi ở tuần thứ 8 sẽ có những cử động trong bụng mẹ, thế những lúc này em bé còn quá nhỏ và mẹ bầu chưa thể cảm nhận được.
Đa phần các mẹ bầu sẽ nhận biết được những cử động của bé cưng vào khoảng tuần thứ 15-16 và rõ nhất là ở tuần thứ 20. Các mẹ sẽ cảm nhận như những nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng hoặc cảm giác lúng túng trong bụng.
Đối với những mẹ bầu mang thai ở lần thứ hai, bạn sẽ cảm nhận điều này sớm hơn một chút. Em bé đạp nhiều hơn và thời điểm này các mẹ bầu sẽ thực hiện việc đếm cử động của thai để biết thai nhi có đang khỏe mạnh hay không.
Số lần thai nhi đạp bao nhiêu là bình thường?
Khi các bé cưng đạp, sẽ có nhiều trường hợp các bé đạp mạnh còn dẫn đến lệch hoặc méo bụng của mẹ bầu sang một bên.
Theo lí thuyết, tần suất bé đạp 4 lần/giờ được xem là bình thường. Thế nhưng, điều này còn tùy thuộc vào thói quen cũng như giờ sinh hoạt của các bé.
Trường hợp, nếu trong một giờ bé đạp ít hơn 4 lần, các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có thể bé đang ngủ. Nếu các bé đạp trong một ngày 10-15 lần thì các mẹ có thể an tâm về sức khỏe của bé.
Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?
Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, thông thường các bé cưng đạp nhiều sẽ tốt hơn so với việc bé ít đạp. Nguyên nhân là vì các bé trong bụng mẹ cũng cần được vận động để bé phát triển tốt.
Trong các trường hợp dưới đây, sẽ cho biết khi bé có thể đạp nhiều hơn lúc bình thường:
- Sau khi các mẹ ăn no, các thức ăn ngọt hoặc các đồ uống lạnh.
- Khi các mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh quá lớn sẽ làm cho bé dễ bị giật mình.
- Khi mẹ nằm nghiêng bên trái sẽ làm cho lượng oxy và các dưỡng chất đến bé nhiều hơn.
- Các không gian yên tĩnh, thanh vắng các mẹ sẽ dễ cảm nhận thai nhi đạp nhiều hơn, nhất là vào ban đêm.
- Thực tế cho thấy, khi các bé từ 30 tuần tuổi trở đi sẽ đạp nhiều hơn. Các mẹ không cần phải lo lắng vì điều này vì bé đang trong giai đoạn phát triển khiến không gian của tử cung dần hẹp lại. Điều này sẽ làm cho mọi cử động của bé sẽ rất dễ nhận ra.
Cách theo dõi thai máy để biết bé đạp nhiều hay ít
Cách đếm cử động thai:
- Sau mỗi bữa ăn: Các mẹ có thể đếm các cử động của thai nhi trong khoảng 1 giờ
- Mỗi ngày hãy đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, hoặc nếu như bạn quá bận thì ít nhất là một lần trong ngày.
- Trường hợp bé đạp ít hơn 4 lần/ giờ, các mẹ hãy uống ít nước, đi dạo nhẹ nhàng trong vài phút rồi sau đó hãy kiểm tra trong vòng 4 giờ
Trường hợp nếu bé vẫn đạp ít hơn, các mẹ hãy:
- Nằm nghiêng sang bên trái
- Ăn một ít đồ ngọt, bổ sung chất dinh dưỡng hoặc những thức uống lạnh
- Trò chuyện cùng con và cho bé nghe nhạc yêu thích
- Hãy vỗ nhẹ vào 1 bên bụng hoặc bạn cũng có thể dùng đèn pin soi vào 1 bên bụng để kiểm tra.
Nếu như các bé cưng có hiện tượng đạp hơn 10 lần trong giờ, các mẹ bầu hãy yên tâm vì đây là một điều hết sức bình thường. Việc thai nhi ít đạp cũng có thể do nguyên nhân là vì bé đang ngủ.
Thế nhưng nếu trường hợp bé đạp quá ít (ít hơn 10 lần trên 4 giờ) các mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng thai nhi đạp nhiều có phải tình trạng đáng lo không mà Neu-edutop.edu.vn vừa chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin đầy bổ ích.
Mua sữa bầu tại Neu-edutop.edu.vn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thai nhi đạp nhiều có phải tình trạng đáng lo không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.