Bên cạnh tết Nguyên đán, nước ta vẫn còn nhiều dịp tết khác mang đậm nét văn hóa truyền thống, trong đó có tết Hạ Nguyên. Vậy thực ra tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Hạ Nguyên là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé.
Bên cạnh các lễ tết quen thuộc, tết Hạ Nguyên cũng là ngày vô cùng quan trọng trong năm. Hiện nay, chúng dần trở thành ngày mang nhiều giá trị tâm linh với mọi người khắp cả nước. Nhất là với Phật tử, đây còn là dịp để họ hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười phương phù hộ, thần thánh độ trì, tiếp đến là ông bà tổ tiên chở che. Để hiểu rõ hơn về tết Hạ Nguyên, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Tham khảo thêm: 17 ngày lễ Âm lịch quan trọng trong năm 2022 của Việt Nam
Tết Hạ Nguyên là gì?
Tết Hạ Nguyên (Lễ mừng lúa mới) là dịp lễ diễn ra vào Rằm tháng Mười Âm lịch hằng năm. Đây còn là ngày để người dân bày biện, cúng kiếng linh đình nhằm cầu an cho gia đạo hay cầu siêu cho thân nhân đã khuất.
Về nguồn gốc thì sau mỗi vụ lúa tháng Tám vừa gặt xong, công việc đồng áng cũng dần thảnh thơi hơn. Khi ấy, lúa mới, rơm mới đều có đủ cả nên người dân nghĩ ngay đến ơn nghĩa của thiên địa mưa gió thuận hòa, không lũ lụt làm hư hại mùa màng.
Do đó, cứ đến Rằm tháng Mười Âm lịch, người dân sẽ đem những gì đã thu hoạch được làm ra các món ăn theo phong tục địa phương cùng mâm cơm dâng cúng ông bà tổ tiên, Thổ thần,… Dần dần, ngày này đã trở thành một dịp không thể thiếu trong đời sống người dân và được gọi là lễ tạ ơn, lễ mừng lúa mới hay tết Hạ Nguyên.
Đây còn là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã truyền lại khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả nhà sẽ quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức mâm cơm ấm cúng giữa tiết đông se lạnh.
Ý nghĩa của ngày tết Hạ Nguyên
Cầu an, cầu siêu cho thân nhân
Đây là dịp để mọi người đến chùa ước cầu sự an yên, vui vẻ cho những người thân trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật xong, nhiều nhà còn thăm viếng thân nhân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu cho họ.
Tưởng nhớ công ơn của chư Phật và tổ tiên
Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Do đó, lễ cúng tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật.
Hướng người người đến điều thiện
Thông qua tết Hạ Nguyên, mọi người còn tự nguyện sống hướng thiện bởi đối với con người, không việc gì cao thượng bằng làm việc thiện. Đặc biệt, trong dịp Lễ, nét đẹp này càng được tôn vinh hơn hẳn khi người người, nhà nhà toàn tâm toàn ý cúng kiếng, làm lễ. Đồng thời nhớ đến công ơn của ông bà tổ tiên, cha mẹ và bậc tiền nhân.
Các hoạt động trong ngày tết Hạ Nguyên
Biếu quà cho người thân
Vào dịp này, người dân thường biếu quà, gạo – nếp mới hay các đặc sản giao mùa Thu Đông nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ ơn đối với ông bà, cha mẹ và các bậc tôn kính.
Cúng Tổ Tiên và Tam Bảo
Để tết Hạ Nguyên thêm phần trang trọng, thành tâm, mọi nhà đều mua sắm hương hoa, đèn nến, nấu xôi gạo mới cùng mâm lễ tươm tấp, thanh khiết dâng kính dâng Tam Bảo và tổ tiên.
Viếng chùa và thắp hương
Để cầu an, mọi người sẽ đến chùa để thắp hương, lễ Phật và thành tâm cầu mong cho mọi điều được thuận lợi, hanh thông. Vì thế, cứ mỗi dịp tết Hạ Nguyên, các ngôi chùa đều đông người tấp nập, nghi ngút khói hương.
Gợi ý các món trong mâm cúng ngày tết Hạ Nguyên
Bên cạnh xôi, hương đèn, hoa quả thì tết Hạ Nguyên còn có những món mặn (chứ không riêng gì món chay) để dâng cúng Thần linh, ông bà tổ tiên,…
Bánh cúng
Đây là loại bánh bột gạo xay dân dã mà chắc hẳn người dân miền Tâynào cũng biết. Từng chiếc bánh dẻo mịn, trắng nõn được gói ghém bên trong lớp lá chuối xanh mướt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận chút vị mằn mặn, một chút ngọt ngào, nhất là vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Xôi ngũ sắc
Không những đủ sắc màu bắt mắt, món xôi này còn đủ vị ngọt ngào, thơm ngon. Bạn chỉ cần đặt xôi và trang trí kiểu bông hoa với vài chiếc lá xung quanh. Đơn giản vậy thôi là đã có ngay phần xôi ngũ sắc đẹp mắt, trang trọng để cúng rồi.
Bánh in
Bên cạnh bánh cùng thì bánh in cũng là một gợi ý hay để cúng lễ. Từng chiếc bánh trắng ngần, tinh khiết với lớp bột mềm mịn, béo ngậy kết hợp nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt. Thật thích hợp để xuất hiện trên mâm cúng đúng không nào?
Thịt heo luộc
Từng thớ thịt heo được luộc vừa chín tới, mềm thơm, béo nhẹ kết hợp cùng nhiều loại rau tươi sống. Cùng với đó, sẽ có thêm một chén mắm nêm hoặc mắm tôm đặc trưng, tạo cảm giác hài hòa và rất kích thích vị giác khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn đơn giản được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn cho mâm cúng tết Hạ Nguyên.
Gà hấp
Dù bất cứ dịp lễ tết nào, nếu không có món gà hấp hẳn sẽ là một thiếu sót lớn trên mâm cúng của người Việt. Gà sau khi hấp sở hữu lớp da vàng óng, căng bóng bắt mắt vô cùng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được từng thớ thịt dai mềm, ngọt thơm tự nhiên. Khi được đặt lên, món này sẽ khiến mâm cúng trang trọng hơn rất nhiều.
>> Biến tấu với món gà hấp bia hấp dẫn cho mâm cơm ngày Tết
>> Cách làm gà hấp muối sả, thịt gà mọng nước, thơm ngon khó cưỡng
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn sẽ biết được tết Hạ Nguyên là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của dịp tết này nhé. Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào hay chuẩn bị gì cho mâm cúng thì hãy tham khảo những gợi ý trên thôi nào.
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn