Bạn đang xem bài viết Tester là gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tester không còn là một nghề mới mẻ nhưng không phải ai cũng biết chính xác những Tester làm nhiệm vụ gì, có vai trò như thế nào. Tại bài viết này, ThủThuậtPhầnMềm.vn sẽ giúp bạn định nghĩa “Tester là gì?”
Tester là gì?
Bất kỳ một phần mềm hay ứng dụng trước khi đưa vào hoạt động và giao cho khách hàng thì đều phải trải qua quá trình kiểm định chất lượng. Chúng ta vẫn hay lầm tưởng rằng đây là công việc của lập trình viên tạo ra sản phẩm, nhưng thật ra nó lại dành cho một người khác, những người này được gọi là Tester.
Công việc chính của Testest là đảm bảo chất lượng phần mềm, có trách nhiệm kiểm tra các lỗi, sai sót nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tùy từng công ty, quy mô dự án mà Tester có thành chia thành các loại khác nhau: QA, QC, Manual Tester, Automation Tester… Tester trực tiếp thẩm định, xác minh xem thử hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.
Một sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo được niền tin nơi khách hàng. Khi sản phẩm đến tay khách hàng mà phát sinh nhiều lỗi sẽ dễ dẫn đến tình trạng trả lại sản phẩm. Chính vì thế tester đóng vai trò không thể thiếu trong một công ty sản xuất phần mềm, góp phần quyết định bộ mặt của công ty.
Nghề tester ở Việt Nam đang ngày càng thể hiện được tiềm năng của nó. Trở thành tester bạn có một nghề nghiệp ổn định, có cơ hội tiếp cận và cập nhật công nghệ mới. Những tester càng có kinh nghiệm và năng lực thì càng được tín nhiệm. Nói chung, khi học xong nhóm ngành CNTT ở trường đại học, bạn nên coi tester là nghề nghiệp được ưu tiên tìm kiếm thứ 2 sau lập trình viên.
Cần có những kiến thức và yếu tố gì để trở thành Tester?
- Kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng, phần mềm và sử dụng Internet.
- Kiến thức lập trình với các ngôn ngữ như SQL, HTML, CSS,…
- Kiến thức tổng quan về Testing: hiểu các định nghĩa, thuật ngữ, quy trình phát triển, test phần mềm.
- Kiến thức riêng về vai trò test mà bạn đảm nhiệm
Để trở thành một Tester chuyên nghiệp bạn cần phải rèn luyện cho mình những yếu tố sau:
- Khả năng tư duy nhạy bén
- Nắm vững cơ bản về ngôn ngữ lập trình
- Có kỹ năng thiết kế, phân tích và hiểu biết về ứng dụng của từng phần mềm khác nhau
- Trình độ tiếng Anh nhất định
- Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn
- Nắm bắt được xu thế thị trường
Học tester ở đâu?
Giai đoạn trước, các học sinh, sinh viên của thế hệ 8x, 9x thường tự học Test vì giai đoạn đó nghề còn chưa phát triển và rất khó tìm được một chỗ học hiệu quả. Điều này thật ra cũng không khó khăn vì Test vốn xuất phát từ CNTT nên cũng có thể CNTT ở trường đại học vừa tự học Test.
Ngày nay, bạn có thể tìm đến trung tâm để học Testing, tại đây có các giảng viên là chuyên gia trong ngành cầm tay chỉ việc. Các trung tâm thường có các khóa đào tạo ngăn hạn trong khoảng 3 đến 6 tháng. Cách thứ 3 là học và dạy theo nhóm, giáo viên là những người đã có kinh nghiệm làm việc mở lớp để truyền lại kiến thức cho bạn, thời gian học theo hình thức này khá linh động và cũng không khó để tìm được một lớp.
Kết
Như vậy, ThủThuậtPhầnMềm.vn đã giúp bạn giải thích Tester là gì, sau bài viết này bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về nghề Tester và hình dung được hướng đi nghề nghiệp trong tương lai.
Chúc bạn sẽ có lựa chọn được nghề nghiệp chính xác!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tester là gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/tester-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: