Bạn đang xem bài viết Tất tần tật các thông tin về bệnh Whitmore mà bạn cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những ngày qua, thông tin về “vi khuẩn ăn thịt người” xuất hiện ở Việt Nam, tấn công nhiều người khiến dư luận hoang mang. Cụ thể từ đầu năm 2019 đến nay, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 20 trường hợp mắc bệnh Whitmore, trong đó riêng tháng 8 có 12 trường hợp, trong đó đã có 4 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp, có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Vậy Whitmore là gì? Con đường lây lan và triệu chứng của bệnh là như thế nào & cách điều trị và phòng tránh bệnh ra sao?
- Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người trong mùa mưa bão, đã có người tử vong
Bệnh Whitmore là gì?
Whitmore còn gọi là bệnh melioidosis, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn, đặc biệt loại vi khuẩn này có thể sống nhiều năm trong đất và nước bị ô nhiễm.
Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà đây là bệnh bị “bỏ quên” trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911 bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore (đó là lý do vì sao tên bệnh được gọi là Whitmore), còn ở Việt Nam bệnh này xuất hiện từ 1936, có một số thông tin là từ năm 1925 ở Viện Pasteur TP.HCM.
- Whitmore căn bệnh có từ lâu rồi, sao bây giờ mới được quan tâm?
Bệnh Whitmore xuất hiện ở những khu vực nào?
Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia.
Bệnh có xu hướng gia tăng cao điểm vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7-11. Tại vùng đông bắc Thái Lan (vùng được xem là tâm điểm của bệnh), nghiên cứu năm 2009 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) phối hợp thực hiện cho thấy, tỉ lệ mắc Whitmore trong dân số là 14,9/100.000 người, trong đó nam giới chiếm 60%, còn ở Singapore tỉ lệ mắc bệnh Whitmore được báo cáo là 13 người/1 triệu người.
Đối tượng nào sẽ dễ mắc bệnh Whitmore?
Người khoẻ mạnh cũng có thể mắc Whitmore nhưng những người có hệ miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV, ung thư, bệnh phổi, bệnh gan, tiểu đường,… sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Thời gian ủ bệnh whitmore từ 1-21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng cụ thể.
Để biết rõ hơn, xem thêm trong bài: Những đối tượng nào sẽ dễ mắc bệnh Whitmore?
Bệnh Whitmore có lây từ người sang người hay không?
Theo Giáo sư – Thạc sỹ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết: “Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người”. Chủ yếu, vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước do tai nạn. Đó là lý do vì sao bệnh này không gây ra dịch.
- Bệnh Whitmore có lây từ người sang người hay không?
Ngoài đường trên, bệnh Whitmore còn lây lan qua các đường như:
– Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
– Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.
– Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.
– Tiếp xúc với vết trầy da với động vật bị chết do nhiễm bệnh Whitmore như chó, mèo, bò, dê,…
Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh?
Theo CDC Hoa Kỳ, các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết… Sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện.
– Nếu bệnh gây nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng.
– Nếu bệnh gây Nhiễm trùng phổi: Bệnh nhân sẽ sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn.
– Nếu bệnh gây Nhiễm trùng máu: Bệnh nhân sẽ Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng.
– Nếu bệnh gây Nhiễm trùng lan toả: Bệnh nhân sẽ Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần hết sức cảnh giác, phải đến ngay những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân đã từng bị whitmore phải thường xuyên tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, phải có sự kiên trì điều trị vì điều trị khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị bệnh lao.
Cách điều trị bệnh Whitmore
Tuỳ từng loại nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc thích hợp để điều trị whitmore. Thông thường, điều trị chia làm 2 đợt:
– Đợt 1, tấn công bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch liều cao trong 10-14 ngày.
– Đợt 2, dùng kháng sinh đường uống duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.
Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị, nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra, khi đó quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ diễn tiến nặng dẫn tới nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng rồi tử vong.
- Bệnh whitmore có nguy hiểm không? Có chữa trị được không?
Cách phòng tránh bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore hiện chưa có vaccine phòng bệnh nên 8 điều bạn cần làm để bảo vệ bảo thân khỏi bệnh này chính là:
– Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động.
– Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng và đến trạm y tế gần nhất để xử lí phù hợp.
– Tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm nếu bạn đang có vết thương hở hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính. Nhớ lưu ý băng bó, che chắn cẩn thận để hạn chế nguy cơ vết thương tiếp xúc với vi khuẩn.
– Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.
– Nhớ mang khẩu trang khi tiếp xúc với khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt đừng quên khử trùng dao sau khi cắt thịt cá sống và thực hiện ăn chín, uống sôi.
– Nếu bạn có thói quen uống sữa tươi thì hãy chắc chắn rằng chúng đã được tiệt trùng.
– Không chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh như: sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mãn tính,…
– Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn những loài hải sản, động vật sống trong bùn, đất.
Hy vọng video này đã giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh này và có những biện pháp phòng tránh cho bản thân và gia đình. Hẹn gặp lại các bạn trong những video bổ ích về sức khỏe sắp tới!
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tất tần tật các thông tin về bệnh Whitmore mà bạn cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.