TOP 4 Dàn ý tả người hàng xóm SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, biết cách triển khai thành bài văn tả hàng xóm thật sinh động. Nhờ đó, ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5.
Sau khi lập được dàn ý bài văn tả người hàng xóm, các em sẽ dễ dàng hình dung, triển khai đầy đủ những ý quan trọng để bài văn tả người của mình thêm sinh động. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới:
Dàn ý tả người hàng xóm
I. Mở bài. Giới thiệu người định tả.
- Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.
II. Thân bài
- Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
- Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
- Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
- Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
- Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
- Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
- Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
- Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.
III. Kết bài
- Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
- Em xem cô như người thân trong gia đình em.
Dàn ý tả người hàng xóm ngắn gọn
1. Mở bài: Mỗi lần về bà ngoại chơi em đều gặp cô Xuân. Cô là hàng xóm của ngoại.
2. Thân bài:
- Tả hình dáng: Cô Xuân năm nay ngoài 30 tuổi/ Dáng người dong dỏng cao/ Khuôn mặt trái xoan/ Nước da rám nắng/ Mái tóc đen óng, búi cao gọn gàng / Mắt to, đen/ Miệng cười hiền để lộ hàm răng trắng ngà/ Chiếc mũi nhỏ, cao/ Ăn mặc giản dị.
- Tả hoạt động: Cô là nông dân/ dậy sớm nấu cơm/bận rộn với công việc đồng áng nhưng quan tâm giúp đỡ mọi người.
- Tả tính tình: Rất vui tính/Sống chan hòa với mọi người
3. Kết bài: Em rất mến cô Xuân.
Lập dàn ý Tả người hàng xóm
1. Mở bài:
- Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Nam.
- Nhà bác ở sát nhà em, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình
- Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy, thế nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc.
- Bác có mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu.
- Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim.
- Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím.
b) Tả tính tình, hoạt động
- Bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
- Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, bác lại kể chuyện cho chúng em nghe.
- Bác làm việc rất nhanh nhẹn và tháo vát.
- Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo để tỉa cành lá rụng.
3. Kết bài:
Em rất yêu quý bác bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác để không phụ lòng tốt của bác.
Dàn ý tả người hàng xóm hay nhất
I. Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu về đối tượng miêu tả.
- Xung quanh khu phố nhà em có rất nhiều những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng em yêu quý nhất là bác Hoa, người ở ngay cạnh nhà em.
II. Thân bài
a. Tả ngoại hình
- Bác Hoa năm nay tầm năm mươi tuổi.
- Dáng người bác thấp, hơi mập mạp.
- Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu.
- Nước da ngăm đen vì dãi dầu sương nắng để trang trải cuộc sống.
- Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Những nếp nhăn nơi khoé mắt càng ngày càng hiện rõ theo thời gian. Vết chân chim ấy khiến đôi mắt bác lúc nào cũng như đang cười.
- Mái tóc dài đã điểm nhiều sợi bạc được bác búi lên gọn gàng.
- Bàn tay người phụ nữ thường nhẵn nhụi và thon dài nhưng bàn tay của bác Hoa không như vậy. Đó là đôi bàn tay gầy guộc với những đường gân xanh nổi rõ là dấu tích của công việc mưu sinh vất vả.
- Đôi bàn chân với gót chân nứt nẻ cứ trái gió trở trời lại nhức buốt. Bác Hoa bảo đó là do bác đi nhiều nên gót chân mới chai lại như thế. Thỉnh thoảng em lại sang nhà bóp chân cho bác.
b. Tả đặc điểm tính cách
- Không phải là gia đình khá giả nên bác Hoa phải làm việc vất vả để trang trải cuộc sống. Sáng bác gánh hàng ra chợ bán chè. Chè của bác ngon lắm, nào là chè ngô, chè khoai, chè bưởi.. hút hồn bao đứa trẻ con chúng em.
- Tối đến bác lại về nhà làm cơm canh bán cơm bình dân giá rẻ phục vụ công nhân trong xóm.
- Không chỉ chăm chỉ, siêng năng mà bác Hoa còn là người vô cùng tốt bụng. Mấy đứa trẻ con chúng em mua chè mà thiếu mấy nghìn lẻ bác bán rẻ luôn cho, người công nhân có hoàn cảnh khó khăn đến mua cơm, bác sẵn sàng miễn phí. Vì thế bác được mọi người yêu quý và nể trọng.
- Bác Hoa là kho tàng truyện cổ tích và ca dao tục ngữ. Những hôm trăng sáng, em cùng bọn trẻ đến nhà bác, ngồi quây quần bên mảnh chiếu nhỏ nghe bác kể về cô Tấm, về nàng Bạch tuyết, nghe giảng giải về những bài học của truyền thống cha ông.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
Em yêu quý và coi bác Hoa như bác ruột của em vậy. Bác cũng rất quý em, có gì ngon bác cũng để dành cho em. Em mong tình hàng xóm của nhà em với gia đình bác ngày càng bền chặt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả người hàng xóm (4 mẫu) Lập dàn ý bài văn tả người lớp 5 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.