TOP 3 Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sátchi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng lập dàn ý thật hay.
Sau khi lập dàn ý, các em sẽ nắm được toàn bộ ý chính để triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong tiết Ôn tập về tả đồ vật – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 66. Vậy mời các em cùng theo dõi dàn ý Tả Trống đồng Đông Sơn, tả đôi dép cao su Bác Hồ… trong bài viết dưới đây:
Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em muốn miêu tả
Gợi ý:
- Đồ vật đó có tên là gì? Đồ vật đó xuất hiện vào giai đoạn lịch sử nào? Vì sao lại được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống
- Lý do gì khiến em đến viện bảo tàng hoặc nhà truyền thống để nhìn thấy đồ vật đó?
b) Thân bài:
- Đồ vật đó được trưng bày ở vị trí nào trong bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
- Đồ vật đó được đặt trên bục, bàn hay treo lên tường?
- Người ta sử dụng gì để bảo vệ và ngăn cách đồ vật đó với người tham quan?
- Đồ vật đó có hình dáng và kích thước như thế nào?
- Dáng vẻ của đồ vật đó so với ban đầu có bị hao mòn nhiều không? Sự hao mòn đó là do thời gian hay do tác động ngại lực nào?
- Màu sắc và đặc điểm cấu tạo của đồ vật đó có gì đặc biệt?
- Câu chuyện phía sau đồ vật đó khiến nó có giá trị to lớn và được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
- Khi biết được câu chuyện về đồ vật đó, em có suy nghĩ như thế nào?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho đồ vật vừa miêu tả
- Giá trị tinh thần của đồ vật đó đối với mọi người
Dàn ý Tả Trống đồng Đông Sơn
1. Mở bài
- Giới thiệu về đồ vật em được quan sát trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn
2. Thân bài
– Nguồn gốc Trống đồng:
- Theo các tài liệu ghi lại, trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Trống xuất hiện từ nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang.
– Đặc điểm:
- Chất liệu: bằng đồng
- Hình dáng: Hình khối trụ tròn, phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.
- Chiều cao: 60 cen ti mét
- Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống.
- Các hoa văn trên mặt trống đồng là: người, động vật, thực vật, những chấm nhỏ, cạch chéo, vạch thẳng, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S.
- Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn: Ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho mặt trời là nguồn năng lượng và ánh sáng vô cùng quan trọng trong cuộc sống thường ngày của người dân
- Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng có tác dụng làm nền cho hoa văn hiện thực.
– Ý nghĩa của trống đồng:
- Trống đồng ra đời với chức năng nhạc khí, làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo…
- Trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và trong chiến tranh không thể thiếu sự góp mặt của trống đồng.
- Nó giúp người thủ lĩnh kêu gọi mọi người từ khắp nơi tề tựu lại để chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- Do đó trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của quyền lực, là vật thuộc về người thủ lĩnh.
- Ngoài ra, trống đồng cũng là tài sản quý, được làm đồ tùy táng khi người chủ qua đời.
3. Kết bài
- Cảm nhận chung
Dàn ý Tả đôi dép cao su Bác Hồ
1. Mở bài
- Giới thiệu về đồ vật em được quan sát trong viện bảo tàng: Đôi dép cao su Bác Hồ.
2. Thân bài
– Bguồn gốc, ý nghĩa đôi dép cao su:
- Đôi dép của Bác nguyên là một đôi dép lốp cũ, được chế từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do phía ta thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc và gửi tặng lại cho Bác như một kỷ niệm chiến thắng.
- Đôi dép đã được Người sử dụng trong hơn 20 năm từ năm 1947 cho đến khi qua đời.
– Đặc điểm:
- Chất liệu: lốp ô tô và lốp máy bay Boeing.
- Màu sắc: Màu đen.
- Hình dáng: Như chiếc dép lê bình thường, có quai đeo chắc chắn.
– Quá trình tạo chiếc dép: theo lời kể của hướng dẫn viên bảo tàng.
- Đầu tiên, chiếc lốp được đưa vào máy để cắt thành phôi cho bằng phẳng, với độ dày theo ý mình.
- Sau đó dùng dao khía những đoạn rãnh, đoạn cắt trên đế dép để chống trơn trượt rồi bắt đầu đục lỗ, lên quai.
- Dép được làm từ phần giữa lốp, nên độ cứng hợp lý, không bị cong vênh, có thể đi trên mọi địa hình và chống được bom bi.
- Mặt khác, những vết khía trên đế dép không hoàn toàn đều nhau do làm thủ công, ban đầu đi không bám chân, sau một tháng sử dụng mới có độ lún và chân sẽ hơi bị đen do làm từ lốp nguyên thủy.
- Nhưng chính sự “không hoàn hảo” này lại khiến người ta thích thú khi đi loại dép này, vì khi đã đi dép đến độ như vậy thì mới cảm giác mình là chủ nhân đôi dép.
– Ý nghĩa của dép cao su:
- Đôi dép ấy không chỉ là một đồ dùng thông thường, mà còn là một biểu tượng “rất Việt Nam”, của tình yêu Tổ quốc, của ý chí kiên cường, sẵn sàng đạp bằng khó khăn, gian khổ
3. Kết bài
- Cảm nhận chung
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống Lập dàn ý tả đồ vật lớp 5 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.