Bạn đang xem bài viết Tại sao đồng hồ lại có vòng bezel? Dùng để làm gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người sử dụng đồng hồ đeo tay luôn thắc mắc tại sao đồng hồ lại có vòng bezel cũng như chức năng của chúng là gì. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Neu-edutop.edu.vn khám phá các chức năng bí ẩn của vòng bezel nhé!
Vòng bezel trên đồng hồ là gì?
Hiểu một cách đơn giản, vòng bezel là vành đồng hồ – bộ phận kết nối vỏ và mặt kính đồng hồ dùng để tích hợp và điều khiển các tính năng đặc biệt cho cỗ máy thời gian của bạn như: đo thời gian, đếm ngược thời gian, đo tốc độ, chức năng GMT, la bàn,…
Một số vòng bezel cố định, một số có thể xoay theo một chiều hoặc cả hai chiều. Ở những mẫu cổ điển, vòng bezel đồng hồ thường chỉ có tác dụng trang trí: trơn, mạ vàng hoặc đính đá.
Lịch sử của những chiếc đồng hồ có vòng bezel
Trong giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước, nhu cầu về việc tính toán giờ tại các múi giờ khác nhau trên trái đất đã xuất hiện. Các nhà sản xuất đồng hồ cho rằng khung bezel là nơi hoàn hảo để thêm chức năng mà không làm phức tạp chuyển động của đồng hồ.
Tuy nhiên, vòng bezel xoay trên đồng hồ đã xuất hiện trước đó vào những 20 năm trên Rolex Zerographe ref. 3346 giới thiệu năm 1937.
Vòng bezel đồng hồ lặn đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1953 đó là Blancpain Fifty Fathoms, một chiếc đồng hồ lặn quân sự được thiết kế cho người nhái Hải quân Pháp.
Longines là một thương hiệu khác cũng đã quyết định sử dụng vòng bezel có khung xoay bên trong được sử dụng để có thể đặt và giữ chính xác cũng như căn chỉnh mặt số với tín hiệu.
Thế chiến II đã giúp định hình thiết kế và kỹ thuật của bezels. Thời kỳ này, đồng hồ quân đội được trang bị thêm vòng bezel có khả năng phát sáng, đo thời gian và chức năng GMT.
Vào năm 1970, Omega giới thiệu đồng hồ có vòng bezel có tên là Plongeur Professionel, trang bị một nút bấm màu đỏ ở bên phải khung vỏ, với trang bị này, vòng bezel được bảo vệ tối ưu hơn.
Trong những năm qua, một số tính năng khác hữu ích tiếp tục được thêm vào đồng hồ với các thiết kế tinh tế hơn. Cụ thể, nhà sản xuất đồng hồ ở Schaffhausen đã có một dòng sản phẩm Aquatimer năm 2017 đầy ấn tượng về bộ đếm thời gian dưới đáy biển lồng ghép giữa vòng bezel xoay trong và vòng bezel xoay ngoài.
Các loại vòng bezel trên đồng hồ và cách xem
Đếm thời gian
Chúng ta thường thấy vòng bezel xuất hiện ở những chiếc đồng hồ lặn (Dive Watch). Hệ thống chia vạch được đánh từ 0 – 60 tương ứng với 60 phút để người lặn theo dõi thời gian lặn, từ đó tính toán được độ sâu và lượng không khí còn lại.
Cách xem:
Bước 1: Xoay vòng bezel ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí vạch 0 trên bezel trùng với kim phút như hình trên.
Bước 2: Theo dõi khoảng thời gian lặn bằng cách xác định vị trí của kim phút ứng với số bao nhiêu vòng bezel. Đó chính là số phút lặn.
Đếm thời gian ngược
Đặc điểm của vòng bezel đếm ngược là vạch số trên vòng bezel chạy từ 60 – 0 theo chiều kim đồng hồ. Chức năng này không chỉ sử dụng cho lặn biển mà còn rất hữu dụng cho phi công, quân sự hay cảnh sát để đồng bộ thời gian trong những trường hợp đặc biệt.
Cách xem: Khi bắt đầu đếm ngược, bạn xoay vòng bezel sao vạch số đánh dấu thời gian lặn trùng vị trí kim phút.
Chức năng GMT
Vào khoảng năm 50, Rolex chế tạo chiếc đồng hồ có thể hiển thị cả giờ địa phương và giờ GMT để sử dụng trên những chuyến bay vượt Đại Tây Dương.
Cách xem:
Bước 1: Kiểm tra, đảm bảo thang đo 24 giờ đang hiển thị chính xác giờ địa phương hiện tại.
Bước 2: Tính toán giờ ở địa điểm bạn cần chuyển đổi phải cộng hay trừ bao nhiêu giờ so với giờ địa phương. Sau đó xoay vòng bezel sang trái hoặc sang phải từng đó nấc.
Vậy là bạn đã có chiếc đồng hồ thứ 2, kim giờ GMT lúc này chỉ giờ ở nơi bạn muốn xác định.
Chức năng đo tốc độ (Tachymeter)
Vòng bezel tachymeter là một trong những vòng bezel cố định xuất hiện nhiều nhất ở dòng đồng hồ Chronograph (đồng hồ có chức năng bấm giờ) với mục đích xác định tốc độ.
Cách xem:
Bước 1: Cài đặt kim giây Chronograph về vị trí 0 giờ. Khi bạn đi qua điểm A, nhấn nút bắt đầu.
Bước 2: Khi bạn đến điểm B, nhấn kết thúc. Kim giây dừng lại chỉ thời gian trên mặt số trung tâm và chỉ tốc độ km/h của bạn ở vòng bezel.
Chức năng đo khoảng cách (Telemeter)
Cũng sử dụng tính năng bấm giờ Chronograph, nhưng thay vì tốc độ, telemeter bezel dùng để đo khoảng cách.
Cách xem:
Để dễ hiểu, hãy lấy ví dụ bạn muốn đo khoảng cách bạn và cơn bão.
Bước 1: Bắt đầu nhấn nút Chronograph khi bạn nhìn thấy tia sét, bấm kết thúc khi bạn nghe thấy tiếng sấm.
Bước 2: Quan sát kim giây trên mặt đồng hồ. Số trên thang Telemeter mà kim giây chỉ đến chính là khoảng cách của bạn và cơn bão.
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tương tự với các sự vật mà bạn vừa nhìn thấy ánh sáng, vừa nghe thấy âm thanh của nó.
Trên đây là thông tin về vòng bezel trên đồng hồ mà Neu-edutop.edu.vn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc đồng hồ phù hợp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tại sao đồng hồ lại có vòng bezel? Dùng để làm gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.