Kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2017 sắp diễn ra, để hỗ trợ các thầy cô giáo có thêm nhiều tài liệu ôn tập, Neu-edutop.edu.vn xin gửi đến các thầy cô giáo trọn bộ tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học. Hi vọng với bộ tài liệu này sẽ giúp các thầy cô giáo cùng các bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển công chức, viên chức giáo dục năm 2017 có thêm nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình làm bài thi.
Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên THCS
Bộ đề phỏng vấn thi tuyển viên chức giáo viên THPT
400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên
Tài liệu thi tuyển viên chức giáo dục môn Tiếng Anh
TÀI LIỆU ÔN THI
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
(DÙNG CHO TUYỂN VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TIỂU HỌC)
A. Nội dung ôn tập:
Theo chương trình và sách giáo khoa của cấp tiểu học (lớp 3 và lớp 4) hiện hành.
B. Thực hành soạn giáo án:
Người dự tuyển soạn giáo án giảng dạy trên giấy (01 tiết học) về kiến thức chuyên môn trong phạm vi được đào tạo phù hợp với ngạch dự tuyển và môn đăng ký tuyển dụng theo đề của ban kiểm tra, sát hạch chọn. Thời gian làm bài tối đa 90 phút.
1. YÊU CẦU GIÁO ÁN CỦA 1 TIẾT LÊN LỚP
Ngày dạy:…………… Môn:………….
Lớp:…………………
Tên bài dạy:……………
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.
3. Thái độ.
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: (tài liệu, phương tiện, thiết bị…)
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: (ghi nội dung câu hỏi kiểm tra, có thể lồng ghép phần kiểm tra khi dạy bài mới hoặc bỏ qua).
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Giới thiệu bài. a/ Hoạt động 1: Tên hoạt động hoặc tiêu đề nội dung. – Nội dung kiến thức cần hướng dẫn học sinh học tập? Nêu kế hoạch giao nhiêm vụ học tập cụ thể cho học sinh: Bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở; tổ chức các hoạt động thí nghiệm, thực hành; các phương án cụ thể dành cho từng loại đối tượng học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập,… để học sinh khai thác kiến thức hoặc củng cố, khắc sâu… (Lưu ý: Yêu cầu tốt nhất là tìm ra được tình huống có vấn đề trong từng hoạt động, cách giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, thí nghiệm, thực hành…; câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học). – Tiểu kết hoạt động (Có thể ghi vào cột hoạt động của học sinh) b/ Hoạt động 2, 3, …: Tương tự ……………………………………… ……………………………………… |
– Thực hiện các hoạt động tương ứng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. – Kiến thức trọng tâm, cơ bản học sinh cần nắm được hoặc cần giải quyết được. – Các phương án dành cho các đối tượng học sinh. …………. – Những kiến thức cơ bản, trong tâm của phần vừa dạy học. |
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
– Ra bài tập về nhà.
– Chuẩn bị bài mới.
2. ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH
Có 3 loại hình giáo án được trình bày theo trình tự hoạt động: giáo viên – học sinh, nội dung bài dạy được soạn xen giữa các hoạt động của giáo viên và học sinh.
♦ Giáo án 1 (Language presentation): soạn cho tiết dạy cung cấp dữ liệu, bài đàm thoại.
♦ Giáo án 2 (Skill development): soạn cho tiết dạy kỹ năng.
♦ Giáo án 3 (Consolidation): soạn cho tiết dạy phần Review, Skill Time
LESSON PLAN 1
Unit:
Division of lessons:
1.
2.
3.
…………………..
________________________________
Period: …….. Lesson: ………………………. Week: …………..
Date of teaching: ……
I. Aim:
II. Language content:
a) Vocabulary:
– Key vocabulary:
– Additional vocabulary:
b) Sentence pattern:
c) Skill:
III. Techniques:
IV. Resource and teaching aids:
– Resource:
– Teaching aids:
V. Procedure:
- Warm up
- Presentation
- Practice
- Personalization
- Homework
VI. Comments
LESSON PLAN 2
Unit:
Division of lessons:
1.
2.
3.
…………………….
________________________________
Period: …….. Lesson: Week: …………..
Date of teaching: ……
I. Aim:
II. Language content:
a) Vocabulary:
– Key vocabulary:
– Additional vocabulary:
b) Sentence pattern:
c) Skill:
III. Techniques:
IV. Resource and teaching aids:
– Resource:
– Teaching aids:
V. Procedure:
- Warm up
- Pre-
- While-
- Post-
- Homework
VI. Comments
LESSON PLAN 3
Unit:
Division of lessons:
1.
2.
………………………
________________________________
Period: …….. Lesson: Week: …………..
Date of teaching: ……
I. Aim:
II. Language content:
a) Vocabulary:
– Key vocabulary:
– Additional vocabulary:
b) Sentence pattern:
c) Skill:
III. Techniques:
VI. Resource and teaching aids:
– Resource:
– Teaching aids:
V. Procedure:
1.Warm up
2. Activity 1
3. Activity 2
…….
…….
VI. Comments
C. Soạn giáo án
1. Thiết kế bài giảng (soạn giáo án)
1.1. Mục đích, yêu cầu của việc soạn giáo án
Giờ dạy – học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Người học phải được hoạt động. Giờ học không nhồi nhét kiến thức. Giờ học phải cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hình thành ở học sinh cách học. Muốn vậy, giáo viên (GV) phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu phải là thiết kế hoạt động của thầy và trò trên lớp. Các hoạt động phải được tính toán kỹ, sự hoạch định, trù liệu của GVcàng chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy càng cao bấy nhiêu. Như vậy, mục đích của việc soạn giáo án là nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy – học trên lớp; thực hiện tốt mục tiêu bài học.
Một giáo án tốt phải thể hiện được các yêu cầu:
– Thể hiện được đầy đủ nội dung bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp học sinh (HS) hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học;
– Giúp người thầy quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn;
– Vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó người thầy sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian…;
– Lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, tính chất của bài học và đối tượng học;
– Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống.
1.2. Các bước thiết kế một giáo án
– Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GVxác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).
– Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.
Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GVkhông chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. GVnên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GVtin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.
Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, GVsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.
– Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GVkhông những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GVphải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh, được xuất phát từ : những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có một cách chắc chắn, vững bền; những kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của các em. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GVđã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GVnên dành thời gian để xem qua bài soạn của học sinh trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kỹ năng đã có của các em.
– Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GVphải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GVvẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng học sinh trong giờ học.
– Bước 5: Thiết kế giáo án.
Đây là bước người GVbắt tay vào soạn giáo án – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GVvà hoạt động học tập của học sinh.
1.3. Cấu trúc giáo án
Tiết thứ:………………. Tên bài …………………………………………………….
Ngày soạn:…………..
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ
B. Chuẩn bị của GV, HS (tài liệu, phương tiện, thiết bị… )
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
C. Phương pháp – Phương tiện
D. Tiến trình dạy học:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới (Giới thiệu)
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi và mở rộng
Có thể trình bày theo cách chia giáo án thành 2 hoặc 3 hoặc 4 cột tùy theo kịch bản sư phạm của mỗi giáo viên
Ví dụ
Thời lượng |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
* Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
1.4. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung
– Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ; + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
– Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GVchuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất…), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector…) và tài liệu dạy học cần thiết; + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
– Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động ; + Mục tiêu của hoạt động; + Cách tiến hành hoạt động; + Thời lượng để thực hiện hoạt động; + Kết luận của GVvề: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;…
– Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
1.5. Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e- learning.
Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e- learning
1) Xác định mục đích, yêu cầu của bài giảng
2) Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide:
3) Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu
4) Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử
5) Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng bài giảng điện tử elearning.
6) Soạn bài giảng và đóng gói
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.