Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 12 – chương trình mới là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi học sinh giỏi môn Sử.
Tài liệu bồi dưỡng HSG Lịch sử 12 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm nhiều phương án, trắc nghiệm đúng sai và các bài tập tự luận có đáp án giải chi tiết. Các dạng bài tập Lịch sử lớp 12 được biên soạn với các mức độ khác nhau. Qua đó còn giúp các em được tiếp xúc, rèn luyện với những đề thi cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện. Vậy sau đây là tài liệu bồi dưỡng HSG Lịch sử 12 mời các bạn cùng tải tại đây.
Tài liệu bồi dưỡng HSG Lịch sử 12 – Chương trình mới
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC
I. KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt LHQ; tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ, là trung tâm của thế giới trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh nhân loại, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế – xã hội giữa các quốc gia.
Cờ (Hội kì): Biểu tượng màu trắng trên nền xanh (hòa bình – đối lập màu đỏ: chiến tranh); biểu tượng là bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu là Bắc Cực kéo đai đến 60 vĩ độ Nam và bao gồm 5 vòng tròn đồng tâm, bao quanh vởi 2 cành ô liu biểu tượng cho hòa bình.
1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc
a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành
* Bối cảnh lịch sử:
– Giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những biến chuyển quan trọng trên các chiến trường chính, các nước Đồng minh chống phát xít đang chiếm ưu thế.
- Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít, thắng lợi của phe Đồng minh chỉ còn là vấn để thời gian.
- Cuối năm 1941, sự cần thiết hình thành một Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi thế giới càng trở nên bức thiết và những điều kiện để thành lập mặt trận đó đã đầy đủ. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong trận Mát-xcơ-va đã nâng cao vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế và nhân dân thế giới đòi hỏi phải liên minh với Liên Xô.
- Tháng 4 – 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch công phá Béc-lin – sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức và giành được thắng lợi hoàn toàn; Ngày 9 – 5 – 1945, phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh không điểu kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân đội Nhật Bản ngày càng lún sâu vào thất bại,…
– Các nước Đồng minh nhận thấy cần hợp tác để giải quyết một số vấn đề chung:
- Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Xác lập một tổ chức quốc tế nhắm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
– Tổ chức Hội Quốc liên ra đời (1920) nhưng không đủ sức mạnh để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
– Khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.
=> Yêu cầu đặt ra: thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, thành lập tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
* Quá trình hình thành:
– Kéo dài từ 1941 – 1945, gắn với vai trò quan trọng của Liên Xô, Mỹ, Anh.
– Trải qua nhiều sự kiện:
– Kéo dài từ 1941 – 1945, gắn với vai trò quan trọng của Liên Xô, Mỹ, Anh.
– Trải qua nhiều sự kiện:
Thời gian |
Sự kiện |
Ý nghĩa |
14-8-1941 |
Tuyên bố chung Đại Tây Dương do Mỹ và Anh kí |
– Một trong những sự kiện đầu tiên dẫn tới việc thành lập LHQ; – Là văn bản pháp lí chính trị quốc thế đã hình thành các tư tưởng về sự cần thiết xây dựng trật tự thế giới hòa bình hợp tác sau chiến tranh. |
29-9-1941 |
Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô tại Hội nghị của phe đồng minh tại London |
|
1-1-1942 |
Đại diện 26 nước đã kí bản “Tuyên bố Liên hợp quốc” tạo cơ sở cho việc hình thành Liên hợp quốc |
Bước đi thực tế đầu tiên trong quá trình thành lập LHQ. |
30-10-1943 |
Tuyên bố Matxcova của Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc |
|
Từ 28-11 đến 1-12-1943 |
Tại Hội nghị Tê-hê-ran (I-ran), nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hoà bình và an ninh. |
Là cơ sở cho việc soạn thảo Hiến chương LHQ. |
10-1944 |
Đại diện các nước Mĩ, Anh, Liên Xôm Trung Quốc thông qua “Những đề xuất sơ bộ về việc thành lập tổ chức an ninh quốc tế chung” |
|
Từ 4-2 đến 11-2-1945 |
Tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc. |
|
Từ 25-4 đến 26-6-1945 |
Đại diện 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. |
Là sự kiện tiến bộ trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay; là biểu hiện: của tinh thần hợp tác, đoàn kết vì sự tiến bộ, của tinh thần quyết tâm đấu tranh chống thế lực cực đoan hiếu chiến đe dọa hòa bình và nền văn minh nhân loại. |
=> Như vậy, sự ra đời của LHQ là thành quả chiến thắng của các dân tộc thuộc phe đồng minh trong Thế chiến thứ hai.
* Hiến chương LHQ – một văn bản pháp lý nền tảng:
– Khái niệm: Hiến chương là một loại con điều ước quốc tế, trong đó các bên thực hiện ký kết, quy định những nguyên tắc, mục đích hoạt động và những thể lệ về quan hệ quốc tế giữa những bên tham gia vào việc ký kết.
– Hiến chương LHQ gồm 19 chương, 111 điều; chính thức có hiệu lực từ 26/10/1945.
– Ý nghĩa của Hiến chương:
- Hiến chương tạo dụng một nền tảng pháp lý quốc tế, tính pháp chế và sự công bằng quốc tế, là một điều ước quốc tế phổ biến quan trọng nhất;
- Hiến chương điều chỉnh hoạt động của LHQ, các cơ quan của nó và hành vi của các quốc gia thành viên nhằm đạt các mục đích đặt ra;
- Các quy định của Hiến chương tác động tới chính sách của các quốc gia, tới kết quả đàm phán về các vấn đề khác nhau trong đời sống quốc tế;
- Hiến chương là cơ sở quan trọng để hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của LHQ, định hướng cho sự củng cố hòa bình thế giới;
- Đặc điểm cơ bản của Hiến chương là cơ sở cho sự củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, là nền tảng của sự hợp tác trong lĩnh vực quốc tế, nhân đạo và các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế; Tạo dựng những nhân tố quan trọng cho một tư duy chính trị.
b. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
* Mục tiêu: Qui định tại Điều 1 – Hiến chương LHQ
– Duy trì hòa bình an ninh quốc tế – là cơ sở cho các mục tiêu khác.
– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc.
– Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về an ninh kinh tế xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo.
– Trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu chung.
* Nguyên tắc hoạt động: Qui định tại Điều 2 – Hiến chương LHQ
– Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên.
– Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình .
– Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế .
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Đây là những nguyên tắc cơ bản được Liên hợp quốc coi trọng trong quá trình hoạt động, qua đó tác động tích cực đến đời sống kinh tế, chính trị của từng dân tộc và quốc tế nói chung. Việc ghi nhận các nguyên tắc đó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tiến bộ của luật quốc tế sau Thế chiến thứ hai.
Nhận xét: Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Hoạt động của Liên hợp quốc cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.
c. Bộ máy tổ chức
– Gồm sáu cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Công lí Quốc tế và Ban Thư kí.
- Đại hội đồng: Tất cả các đại diện của các quốc gia thành viên, có quyền bình đẳng; Thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương qui định.
- Hội đồng bảo an: Gồm 15 thành viên, 5 thành viên thường trực vô thời hạn và 10 thành viên không thường trực; giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Ban thư kí: Cơ quan hành chính, do Tổng thư kí đứng đầu.
- Tòa án quốc tế: Tòa án chỉ có thể giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với điều kiện: do các bên đưa ra, các vấn đề được nêu trong Hiến chương, các vấn đề nêu trong điều ước hiện hành.
– Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Y-oóc (Mỹ).
– Các cơ quan chuyên môn của LHQ:
Một số cơ quan nổi tiếng nhất là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
……………
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1. Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là
A. Hội Quốc liên.
B. Liên minh châu Âu.
C. khối Đồng minh.
D. khối Hiệp ước.
Câu 2. Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây?
A. Thành lập Ban Thư kí Liên hợp quốc.
B. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D. Duy trì và mở rộng Hội Quốc liên.
Câu 3. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6-1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua nội dung nào sau đây?
A. Tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật.
B. Xét xử tội phạm chiến tranh thế giới.
C. Kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
D. Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 4. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
A. được bổ sung, hoàn chỉnh.
B. chính thức được công bố.
C. chính thức có hiệu lực.
D. được chính thức thông qua.
Câu 5. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
A. Liên Xô.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Nhật Bản.
Câu 6. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
A. Mỹ.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Nhật Bản.
Câu 7. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
A. Anh.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Nhật Bản.
Câu 8. Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của các quốc gia nào?
A. Liên Xô, Trung Quốc, Đức.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
C. Liên Xô, Mỹ, Đức.
D. Mỹ, Anh, Pháp.
…………….
2. Trắc nghiệm đúng sai
Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau về quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc.
Thời gian |
Sự kiện |
1 – 1 – 1942 |
Đại diện 26 nước đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh. |
28 – 11 đến 1 – 12 – 1943 |
Tại hội nghị Tê – hê – ran (I – ran), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc thay cho Hội Quốc liên. |
2 – 1945 |
Ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh họp hội nghị tại I – an – ta ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. |
25 – 4 – 1945 đến ngày 26 – 6 – 1945 |
Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran – xi – xcô (Mỹ) đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. |
24 – 10 – 1945 |
Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập |
a)Theo quyết định của hội nghị I – an – ta, từ tháng 4 đến tháng 6 – 1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran – xi – xcô (Mỹ) đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
b)Tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
c)Quá trình thành lập Liên hợp quốc diễn ra vào nửa đầu những năm 40 của thế kỉ XX, trải qua nhiều hội nghị quốc tế khác nhau.
d)Sự ra đời của Liên hợp quốc chứng tỏ duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của toàn thể nhân loại và một công cụ để bảo vệ nó.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
2. Câu hỏi đúng sai
Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau về quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc.
Thời gian
Sự kiện
1 – 1 – 1942
Đại diện 26 nước đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh.
28 – 11 đến 1 – 12 – 1943
Tại hội nghị Tê – hê – ran (I – ran), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc thay cho Hội Quốc liên.
2 – 1945
Ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh họp hội nghị tại I – an – ta ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
25 – 4 – 1945 đến ngày 26 – 6 – 1945
Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran – xi – xcô (Mỹ) đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
24 – 10 – 1945
Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập
a) Theo quyết định của hội nghị I – an – ta, từ tháng 4 đến tháng 6 – 1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran – xi – xcô (Mỹ) đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
b) Tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
c) Quá trình thành lập Liên hợp quốc diễn ra vào nửa đầu những năm 40 của thế kỉ XX, trải qua nhiều hội nghị quốc tế khác nhau.
d) Sự ra đời của Liên hợp quốc chứng tỏ duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của toàn thể nhân loại và một công cụ để bảo vệ nó.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
Tại điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 có 4 mục tiêu là:
1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.
a. Mục tiêu duy trì an ninh hòa bình thế giới là mục tiêu được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác.
b. Vai trò của Liên hợp quốc là trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, điều phối các nỗ lực quốc tế vì mục tiêu chung.
c. Hiến chương Liên hợp quốc qui định tổ chức này có 4 mục tiêu chính, các mục tiêu tồn tại độc lập không có liên hệ.
d. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung tài liệu ôn thi HSG Lịch sử 12
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 12 – Chương trình mới Ôn tập HSG Lịch sử 12 (Dùng cho 3 bộ sách) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.