Bạn đang xem bài viết Tắc tia sữa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục mẹ sau sinh nào cũng cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh con, là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sau khi sinh con lần đầu lòng. Vậy hiện tượng này xuất hiện như thế nào, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Tắc tia sữa ở mẹ sau sinh là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn và thường kèm theo đau đớn.
Vì sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.
Hiện tượng này làm lòng ống dẫn bị hẹp và bít lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được, tại chỗ tắc sẽ dần hình thành cục cứng do hiện tượng sữa đông kết.
Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tiết ra làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn, gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa
Vừa mới sinh con
Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh, đó là bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.
Lòng ống dẫn sữa bị bít lại
Sữa mẹ được tạo ra từ nang sữa rồi theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, khi trẻ bú mút sẽ tạo ra kích thích làm sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà lòng ống dẫn bị bít lại khiến sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được.
Dần dần tại chỗ tắc xuất hiện các hòn cục do sữa đông kết, và sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nhưng không thể chảy ra ngoài khiến các ống dẫn trước vị trí bị tắc ngày càng căng giãn. Hậu quả là các ống dẫn sữa khác bị chèn ép và tạo ra một vòng xoắn bệnh lý.
Sữa mẹ dư thừa
Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
Ngực chịu áp lực
Có thể là mặc 1 chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
Ít hút sữa ra ngoài
Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng
Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
Mẹ không cho bú thường xuyên
Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.
Stress
Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
Tác hại của tắc tia sữa?
Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:
- Sữa ra ít hoặc không ra cho bé bú.
- Viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
- Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh vì áp lực không thể cho con bú mẹ do tắc tia sữa.
Các biện pháp khắc phục và điều trị tắc tia sữa
Chườm ấm
- Giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra.
- Không chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da.
Massage
– Massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
– Dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú.
– Thời điểm massage: Các mẹ có thể dùng phương pháp này trước, trong và sau khi cho bú/hút.
Làm trống bầu vú bằng vắt sữa bằng tay và dùng máy hút sữa
Vắt sữa bằng tay: Dùng tay massage bầu sữa bị tắc thì những túi sữa vón cục ở bên trong sẽ dần tan ra và vắt nhẹ sữa sẽ chảy ra được. Phương pháp này sẽ rất hiệu quả với các trường hợp bị tắc tia sữa ở mức độ nhẹ.
Dùng máy hút sữa:
- Sau khi cho con bú xong mẹ sẽ dùng máy hút sữa thêm.
- Nếu mẹ không cho bé bú trực tiếp thì sẽ tiến hành hút sữa.
- Khi dùng máy hút sữa để hút, tốt nhất dùng máy hút sữa điện, lực hút mạnh.
Cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ
Bất kỳ bà mẹ nào sau sinh cũng có thể bị tắc sữa, đặc biệt là những người mẹ mới sinh con đầu lòng. Để phòng tránh tình trạng này, các mẹ cần chú ý:
– Luôn đảm bảo vệ sinh đầu ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú. Mẹ nên dùng khăn bông sạch để thấm sữa và thay khăn thường xuyên, tránh để bị mốc.
– Thường xuyên massage đầu vú, chườm khăn ấm.
– Cho bé bú thường xuyên, đúng giờ.
– Hút bỏ phần sữa dư để tránh vón cục gây tắc tia sữa.
– Không mặc áo quá chặt, không làm sấp khi ngủ hoặc bất kỳ việc gì khiến ngực chịu áp lực.
– Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan.
– Sử dụng máy hút sữa phù hợp cũng là cách giúp mẹ giảm nguy cơ bị tắc sữa.
Tham khảo và tổng hợp tại: vinmec
Xem đặc điểm nổi bật
- Máy hút sữa điện đôi sử dụng công nghệ chuyển động tự nhiên giúp sữa chảy nhanh và nhiều hơn trong thời gian ngắn.
- Miếng đệm bằng silicone mềm, co giãn, một kích cỡ duy nhất phù hợp với mọi kích thước và hình dạng núm vú.
- Tùy chỉnh cài đặt với 8 mức kích thích và 16 mức hút.
- Bình sữa dung tích 125 ml được làm từ nhựa PP cao cấp, đảm bảo không chứa BPA, an toàn cho mẹ và bé.
- Tự động ghi nhớ cài đặt cuối cùng tiện lợi cho lần sau.
- Thương hiệu Philips Avent của Anh, sản xuất tại Hungary.
Xem chi tiết
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về hiện tượng tắc tia sữa khi cho con bú để kịp thời khắc phục và điều trị nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tắc tia sữa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục mẹ sau sinh nào cũng cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.