Bạn đang xem bài viết Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32 cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tuần thứ 32 của thai kỳ, bé con sẽ dần hoàn thiện quá trình phát triển từ trí não, khuôn mặt đến kích thước, cân nặng,… từ đó khiến cơ thể mẹ trải qua những thay đổi nhằm đáp ứng cho nhu cầu của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu tuần 32 thay đổi như thế nào?
Khi mẹ bầu bước vào tuần 32 của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể sẽ đẩy nhanh việc sản xuất, tăng lên từ 40 – 50% nhằm đáp ứng cho cả mẹ và bé:
- Để thai nhi có nhiều không gian, tử cung lúc này sẽ được đẩy lên gần với cơ hoành dẫn đến đôi khi mẹ sẽ ợ nóng và khó thở. Các mẹ bầu có thể thử ngủ tựa vào gối và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm sự khó chịu.
- Đau lưng là tình trạng sẽ theo mẹ đến khi sinh nở. Nhưng nếu đột nhiên cảm thấy đau lưng dù trước đó chưa từng gặp phải thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Đau lưng cũng có thể là do tử cung mở rộng khiến trọng tâm cơ thể bị dịch chuyển từ đó kéo giãn và suy yếu cơ bụng dẫn đến đau lưng.
- Khi phải di chuyển trong khoảng thời gian dài, uốn cong người, nâng đồ đạc hoặc khi đứng lên, ngồi xuống, mẹ có thể gặp phải triệu chứng đau háng do việc thay đổi nội tiết tố từ đó dẫn đến các khớp xương và dây chằng nối xương chậu và cột sống.
Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi 32 tuần tuổi tương đương khoảng 8 tháng, lúc này nếu mẹ bầu đột nhiên chuyển dạ, bé đã có thể sống sót bên ngoài tử cung.
Thai nhi 32 tuần tuổi có kích thước của củ đậu. Khung xương phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Những đường nét trên khuôn mặt cũng đã hoàn thiện hơn. Lông tơ bao phủ cơ thể rụng dần, tóc, lông mi, lông mày nhiều hơn, rõ ràng hơn.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 32
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm?
Bắt đầu từ tuần thứ 32, mẹ bầu sẽ đến khám thai định kỳ mỗi tuần 1 lần nhằm theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Tùy theo nhu cầu của mẹ, mẹ có thể lập danh sách những vấn đề cần biết và yêu cầu bác sĩ thực hiện những kiểm tra như:
- Kiểm tra lượng đạm và đường trong nước tiểu.
- Kiểm tra cân nặng, huyết áp.
- Đo nhịp tim thai nhi.
- Kiểm tra kích thước, vị trí của thai nhi bằng cách sờ nắn bên ngoài.
- Kiểm tra tình trạng sưng bàn tay, chân, giãn tĩnh mạch.
- Đo chiều cao từ đáy tử cung.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Tuy đã vào tháng thứ 8 nhưng nguy cơ sinh non vẫn còn đó, hãy để ý đến những dấu hiệu của việc sinh non. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ và đến bệnh viện ngay:
- Cảm thấy những cơn co thắt tử cung gây đau hoặc không đau, có thể đi kèm với chứng đau lưng hay thấy nặng nề phần đùi trên và xương chậu dưới.
- Dịch âm đạo có đốm hoặc lẫn máu.
- Cảm nhận được hơn 6 cơn co thắt trong vòng một giờ, mỗi cơn co thắt kéo dài tối thiểu 45 giây.
Trên đây là bài viết về sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32 cần lưu ý mà Neu-edutop.edu.vn gửi đến bạn. Dù là trong thời điểm nào, mẹ bầu cũng hãy giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh nhằm tốt cho cả hai mẹ con nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe helloBacsi
Mua sữa bột cho mẹ bầu chất lượng tại Neu-edutop.edu.vn:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32 cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.