Bạn đang xem bài viết Sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, sốt thương hàn đã không còn là một bệnh xa lạ với nhiều người. Bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Không phải ai cũng nắm rõ được chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sốt thương hàn cần có những lưu ý gì. Cùng tìm hiểu sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh nhé.
Sốt thương hàn là gì?
Sốt thương hàn là bệnh do vi khuẩn thương hàn (Salmonella Typhi) và phó thương hàn (Salmonella Paratyphi) gây ra. Bệnh lây quađường tiêu hóa, có thể do sử dụng thực phẩm, nước uống không hợp vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất nôn, chất thải của người bệnh.
Sốt thương hàn và sốt phó thương hàn gây ra các triệu chứng tương tự nhau, dấu hiệu đặc trưng của người bệnh thường sốt cao từ 39 tới 40 độ C liên tục trong nhiều ngày liền.
Ngoài ra, bệnh thương hàn có có các triệu chứng nhận biết khác:
- Đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi thậm chí xuất hiện tình trạng nằm bất động, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Trầm trọng hơn có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê sâu.
- Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy 5 – 6 lần trong ngày.
- Cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ 2 – 3mm ở các vị trí bụng, mạn sườn, ngực,…
- Lưỡi dơ (rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp màu trắng hoặc xám).
- Hiện tượng mạch nhiệt phân ly: Mạch không tăng tương ứng với nhiệt độ.
Bệnh khởi phát rất đột ngột, các triệu chứng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đôi khi các trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn sẽ không có triệu chứng nhận biết.
Trường hợp nặng bệnh sẽ gây sốt kéo dài. Nếu không được phát hiện sớm, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết nội tạng, loét thanh mạc, thủng ruột, dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.[1]
Vậy người bị sốt thương hàn nên ăn gì? Dưới đây là tổng hợp một số lưu ý người bệnh nên và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khi bị sốt là một cách tốt nhất để bù nước và các chất điện giải cho người bệnh. Sốt càng cao, cơ thể mất nước càng nghiêm trọng, mệt mỏi dễ bị suy nhược, rối loạn các chất điện giải.
Khi bị sốt cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ bằng cách tự hạ nhiệt độ để làm mát, do đó sẽ có tình trạng ra mồ hôi, thở gấp, cơ thể thoát nhiệt nhanh.
Vì vậy, việc bổ sung một lượng nước lớn cho người bệnh là một điều rất quan trọng để bù lượng nước đã mất đi. Hơn hết, nước còn đóng vai trò xúc tác cho nhiều hoạt động vận chuyển trong cơ thể.
Ngoài bổ sung bằng nước lọc ra, chúng ta cũng có thể cho bệnh nhân uống thêm các nước bù chất điện giải, nước dừa, nước canh rau củ,… để cung cấp thêm các vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng.
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong thời gian bị bệnh, hệ tiêu hóa của người bị sốt thương hàn rất yếu, cộng thêm cơ thể mệt mỏi dẫn tới tình trạng chán ăn.
Lúc này, người nhà nên chú ý lựa chọn những thực phẩm, thức ăn dễ tiêu hóa cho người bệnh như cháo loãng, súp gà, súp thịt bò,… giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn.
Đặc biệt, phải luôn tuân thủ nguyên tắc “Ăn chín, uống sôi” vì thực phẩm khi chưa nấu chín có thể tồn tại những vi khuẩn có hại và làm tình trạng bệnh ngày một trở nên nặng thêm.[2]
Sốt thương hàn nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh. Ngoài việc giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều dinh dưỡng có lợi cho việc hồi phục cơ thể ra thì người bệnh sốt thương hàn rất cần chú ý và kiêng cữ các loại thức ăn tuyệt đối không được ăn.
Thực phẩm nhiều cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ như ớt, tiêu, mù tạt, cà ri, các món ăn chiên xào, nướng,… chứa rất nhiều axit, hoạt chất này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc ruột.
Đặc biệt người bệnh sốt thương hàn lúc này, hệ tiêu hóa rất kém thì capsaicin – một chất có trong ớt hay nguyên liệu cay là nguyên nhân chính gây đau bụng, tiêu chảy.
Điều này sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tiêu chảy nhiều sẽ làm cơ thể mất nước một cách trầm trọng. [3]
Thực phẩm giàu chất xơ
Nên hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ, vì chúng gây khó tiêu, làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa do sốt thương hàn gây ra.
Nhất là các thực phẩm trái cây, hoa quả, rau sống nếu không được sơ chế và nấu nướng kỹ, nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn có hại cho hệ thống tiêu hóa, khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
Ưu tiên chọn các ngũ cốc tinh chế thay vì ngũ cốc nguyên hạt, nhiều chất xơ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi các triệu chứng xuất hiện càng lúc càng rõ rệt như sốt cao 39 – 40 độ C liên tục không giảm, ở các vị trí bụng hay mạn sườn nổi phát ban những vết có kích thước 2 – 3mm, tiêu chảy nhiều thì nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và có phương pháp điều trị sớm nhất.
Các bệnh viện điều trị bệnh sốt thương hàn uy tín
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương,…
Xem thêm:
- Bí quyết bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa.
- Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về việc người bệnh sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Nguồn: mayoclinic, ncbi, cdc.
Nguồn tham khảo
-
Typhoid Fever
https://wwwnc.cdc.gov/travel/diseases/typhoid
-
Definition/Introduction
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538142/
-
Effects of chili on postprandial gastrointestinal symptoms in diarrhoea predominant irritable bowel syndrome: evidence for capsaicin-sensitive visceral nociception hypersensitivity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18647268/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.