Bạn đang xem bài viết Sỏi mật tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật còn có tên gọi khác là sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố mật.
Sỏi mật gây ứ trệ, tắc nghẽn lưu thông mật do có sự hiện diện của viên sỏi trong lòng đường mật. Sỏi mật phần lớn được phát trong túi mật, một số khác nằm trong các ống dẫn mật của gan. Phụ nữ thường dễ bị sỏi mật hơn nam giới. Đây cũng là một bệnh thường gặp về đường tiêu hóa. Sỏi mật bao gồm 2 loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
Nồng độ cholesterol trong mật cao trong khi nồng độ muối mật thấp, dịch mật bị ứ đọng, kèm theo một số nguyên nhân khác làm cholesterol kết tinh lại thành các tinh thể và từ đó hình thành sỏi. Sỏi cholesterol có thể do tuổi tác, ăn nhiều những loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, mỡ động vật, sinh nhiều con, biến chứng do một số bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, cắt bỏ hồi tràng hoặc do một số thuốc. Sỏi cholesterol thường chỉ có một viên, ít khi gồm nhiều viên, có màu nhạt và không cản tia X.
Trong khi đó, sỏi sắc tố mật thường tạo thành đám sỏi, cản tia X nhiều. Sỏi sắc tố mật có thể do tăng bilirubinate, do nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng trong đường mật.
Triệu chứng của sỏi mật
Các triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi mật:
– Đau bụng về phía trên bên phải.
– Nôn mửa.
– Sốt.
– Vàng da, vàng mắt.
Chẩn đoán:
Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
Một số xét nghiệm có thể cần thực để có thể xác định sỏi mật:
– Siêu âm bụng.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Để xác định chấn thương gan hoặc tụy có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm công thức máu (CBC).
– Xét nghiệm phản ứng viêm : CRP.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) bụng.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) đường mật.
– Siêu âm bụng.
– Xét nghiệm Lipase huyết thanh : đánh giá tình trạng viêm tụy.
Nguyên nhân gây sỏi mật
Bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật, táo bón, ứ đọng dịch mật, mật bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, xơ gan, tán huyết đề có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sỏi mật.
Điều trị sỏi mật
Có thể sử dụng thuốc giúp giảm đau, tan sỏi, điều trị biến chứng do sỏi mật gây ra.
Sỏi mật gây co thắt bất thường đường dẫn mật, túi mật gây đau cho người bệnh. Có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn như alverin, atropin, papaverin, tiemonium… Lưu ý không dùng các loại họ thuốc phiện vì dù làm hết đau nhưng lại che giấu các triệu chứng điển hình của sỏi mật nên sẽ gây khó khăn cho chẩn đoán.
Sỏi cholesterol có thể bị hòa tan nhưng mất nhiều năm và thường hiệu quả kém.
Sỏi cholesterol có khả năng tái phát.
Sỏi túi mật cần phẫu thuật cắt túi mật lấy bỏ sỏi. Nếu sỏi túi mật gây biến chứng như viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp … thì phải phẫu thuật lấy sỏi ngay tránh biến chứng nhiễm trùng nặng, áp xe đường mật gây thủng, xì dò đường mật. Nếu sỏi mật chưa gây biến chứng thì có thể phẫu thuật hoặc không.
Biến chứng
Sỏi mật có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng và có thể phải phẫu thuật. Sỏi mật làm thủng đường dẫn mật nên mật chảy vào ổ bụng hay còn gọi là rò đường mật. Ngoài ra, sỏi mật cũng có thể gây biến chứng xơ gan ứ mật..
Phòng ngừa sỏi mật
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật.
Giảm mỡ trong khẩu phần ăn là hết sức cần thiết vì quá nhiều mỡ sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày do mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, bên cạnh đó mỡ còn cung cấp nhiều cholesterol để tạo sỏi khi các acid mật không đủ sức hòa tan. Do đó, nên ăn vừa đủ lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật như tim, gan, óc…chứ không nên lạm dụng.
Tăng đạm trong khẩu phần ăn để cung cấp nguyên liệu tái tạo các tế bào gan đã bị tổn thương chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
Tinh bột dễ tiêu, không ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết mật.
Chất xơ giúp phòng ngừa táo bón.
Cũng cần ăn thêm các loại rau và hoa quả tươi để bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B rất có lợi cho sức khỏe.
Nên tránh dùng nhiều các thức uống như trà, cà phê, cacao, chocolate. Cũng không nên ăn nhiều thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng.
Thay vào đó nên dùng nước hoa quả, các loại quả tươi, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ. Nghệ, lá chanh có tác dụng lợi mật cũng nên dùng. Có thể dùng bơ, dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt với lượng ít vì chúng là những chất béo dễ tiêu hóa.
Tập thể dục sẽ làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ mật, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm hẳn nguy cơ sỏi mật. Có thể lựa chọn các môn thể dục như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh.
Cần đảm bảo ăn 3 bữa mỗi ngày, tránh bỏ bữa sáng để giúp mật tiết ra liên tục, không bị lắng đọng tạo sỏi.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh sỏi đường mật
Các triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi mật: đau bụng về phía trên bên phải, nôn mửa, sốt, vàng da, vàng mắt.
Bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật, táo bón, ứ đọng dịch mật, mật bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, xơ gan, tán huyết đều có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sỏi mật.
Có thể sử dụng thuốc giúp giảm đau, tan sỏi, điều trị biến chứng do sỏi mật gây ra. Phẫu thuật mổ lấy sỏi hoặc cắt túi mật nếu sỏi mật gây đau hoặc các vấn đề ở gan hoặc tụy.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật.
(Hình ảnh tổng hợp từ dieutribenhsoimat.com, suckhoe24h, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, google,…)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đạo
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sỏi mật tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.