Giải Lịch sử 9 Bài 7 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Các nước Mĩ-Latinh.
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 7 Các nước Mĩ-Latinhđược biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 7 Các nước Mĩ-Latinh, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 7
(trang 31 sgk Lịch Sử 9): – Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này.
Trả lời:
– Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa… Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.
– Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 – 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 – 1973.
– Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.
=> Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.
Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 7 trang 32
Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945.
Gợi ý đáp án
Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 là:
* Công cuộc đấu tranh giành độc lập:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ.
– Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.
+ Năm 1959, Cách mạng Cu-ba thành công, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
+ Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập.
* Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: thu được những thành tựu quan trọng.
– Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.
– Tiến hành cải cách kinh tế.
– Thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.
Lý thuyết Sử 9 Bài 7: Các nước Mĩ-Latinh
I. Những nét chung
– Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mĩ) toàn bộ Trung và Nam Mĩ.
– Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thế kỉ XV, rất giàu về nông sản và khoáng sản.
– Thành phần dân cư ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm người di cư từ châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ được đưa đến từ châu Phi.
– Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha. trừ Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha. Chịu ảnh hưởng văn hoá Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, cùng với sự hoà nhập các nền văn hoá châu Phi và thổ dân da đỏ. Tôn giáo ở Mĩ La-tinh chủ yếu là Thiên chúa giáo.
– Đầu thế kỉ XIX, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập
– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh lại trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ được gọi là “Đại lục núi lửa”, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba 1959.
– Nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền độc tài phản động thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc – dân chủ.
– Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cu Ba. Một số nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.
– Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.
II. Cuba – Hòn đảo anh hùng
– Trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, giành chính quyền về tay nhân dân cũng như xây dựng đất nước (nhất là sau khi Liên Xô tan rã), nhân dân Cuba đã gặp vô vàn khó khăn, những thất bại ban đầu. Với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng, nhân dân Cu Ba dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã vượt qua mọi khó khăn, vững bước tiến lên.
-Sau hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận, nhân dân Cu Ba vẫn giành được nhiều thắng lợi to lớn: kinh tế phát triển, trình độ văn hoá, giáo dục, y tế… được nâng cao.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sử 9 Bài 7: Các nước Mĩ-Latinh Soạn Lịch sử 9 trang 32 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.