Soạn bài Yêu kính ông bà trang 104 sách Cánh diều lớp 2 tập 1giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập, góc sáng tạo, bài viết.
Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Yêu kính ông bà sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Soạn bài Yêu kính ông bà lớp 2 phần Chia sẻ
Đọc và thảo luận:
Chăm sóc ông bà
Ông bà là người cao tuổi, cần sự chăm sóc và tự chăm sóc đặc biệt.
Câu hỏi: Em có thể làm gì để giúp ông bà khỏe mạnh?
Gợi ý:
– Đọc cho ông bà nghe bài em vừa đọc.
– Nhắc ông bà thực hiện những điều trên.
– Quan tâm, trò chuyện với ông bà.
Gợi ý đáp án:
Những điều em có thể làm để giúp ông bà khỏe mạnh:
– Giúp ông bà làm những việc nhỏ.
– Luôn quan tâm sức khỏe ông bà.
– Nói chuyện với ông bà mỗi ngày để ông bà vui.
– Cố gắng học thật giỏi.
Soạn bài đọc 1: Bà nội, bà ngoại trang 105
Bài đọc 1
BÀ NỘI, BÀ NGOẠI
Bà ngoại bên quê mẹ
Bà nội bên quê cha
Cháu yêu cha, yêu mẹ
Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
Câu 1. (trang 105 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Bài thơ là lời của ai nói về ai?
Gợi ý đáp án:
Bài thơ là lời của người cháu nói về bà nội và bà ngoại của mình.
Câu 2. (trang 105 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:
a) Ở khổ thơ 2
b) Ở khổ thơ 3
Gợi ý đáp án:
a) Ở khổ thơ 2:
“Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi”
b) Ở khổ thơ 3:
“Biết là bà ngoại mong”
“Lại thương bà nội trông”
Câu 3. (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà?
Ghép đúng:
Gợi ý đáp án:
Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
Luyện tập
Câu 1(trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.
Mẫu: Cháu “thương cả hai bà”. (Khổ thơ 1)
Gợi ý đáp án:
Các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.
- Cháu thương cả hai bà (khổ 1)
- Yêu cháu, bà trồng na (khổ 2)
- Biết là bà ngoại mong (khổ 3)
- Lại thương bà nội trông (khổ 3)
- Cháu nhớ về thiết tha (khổ 4)
Câu 2. (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau?
a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại.
b) Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.
Gợi ý đáp án:
a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại.
b) Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau,cho gà ăn.
Bài viết 1
Câu 1 (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Nghe-viết: Bà nội, bà ngoại (2 khổ thơ đầu)
Câu 2 (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Tìm các từ có tiếng:
a) Tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
– Giữ kín, không cho ai biết
– Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ
– Vết tích còn lại của sự vật, sự việc
b) Chứa vần et hoặc ec, có nghĩa như sau:
– Bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp tết.
– Xe có bồn chở dầu, nước
– Xe cộ đông đúc không đi lại được.
Gợi ý đáp án:
a) Các từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
– Giữ kín, không cho ai biết: giấu
– Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ: ru
– Vết tích còn lại của sự vật, sự việc: dấu vết
b) Chứa vần et hoặc ec, có nghĩa như sau:
– Bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp tết: bánh tét
– Xe có bồn chở dầu, nước: xe xitec
– Xe cộ đông đúc không đi lại được: kẹt
Câu 3 (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Thi tìm nhanh:
a)
– 2 tiếng bắt đầu bằng r:
– 2 tiếng bắt đầu bằng d:
– 2 tiếng bắt đầu bằng gi:
b)
– 2 tiếng có vần ec:
– 2 tiếng có vần et:
Gợi ý đáp án:
a)
– 2 tiếng bắt đầu bằng r: rời, rảnh
– 2 tiếng bắt đầu bằng d: diều, dẫm
– 2 tiếng bắt đầu bằng gi: gió, gieo
b)
– 2 tiếng có vần ec: cù léc, tấm séc
– 2 tiếng có vần et: khét, phét
Câu 4 (trang 106 Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh Diều)
Tập viết
a) Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.
Soạn bài đọc 2: Vầng trăng của ngoại trang 107
VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI
1. Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê với ông ngoại nửa tháng. Sáng sớm, My và Bin được tiếng gáy của chú gà trống đánh thức. Hai chị em vùng dậy, gấp chăn màn thật nhanh, rồi ra sân tập thể dục Với ông.
Ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng.
Buổi tối, ba ông cháu kê chõng tre ra sân. Ông dạy chị em My tìm các Vì sao trên trời. Mãi đến khuya, hai chị em mới chịu vào nhà và lập tức chìm vào giấc ngủ.
2. Có đêm, My chợt tỉnh giấc, thấy một quầng sáng bên bàn. Mắt nhắm mắt mở, cô bé gọi:
– Ngoại ơi, trăng này!
Ông ngoại dịu dàng:
– Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy mà.
My tỉnh hẳn. Cô bé nhìn chiếc đèn được che cẩn thận. Hoá ra ông đang khâu lại cái quần của cu Bin bị rách. Cô bé mỉm cười:
– Ngoại ơi, hoá ra đấy là vầng trăng của ngoại!
Theo LÊ THANH NGA
Đọc hiểu
Câu 1. (trang 108 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ai?
Gợi ý đáp án:
Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ông ngoại.
Câu 2. (trang 108 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Hằng ngày, ba ông cháu làm gì?
Gợi ý đáp án:
Hằng ngày, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng.
Câu 3. (trang 108 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Quầng sáng My nhìn thấy khi tỉnh giấc là gì? Chọn ý đúng:
a) Vầng trăng lọt vào nhà.
b) Ánh trăng chiếu vào nhà.
c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.
Gợi ý đáp án:
Quầng sáng My nhìn thấy khi thức giấc là:
c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.
Luyện tập
Câu 1 (trang 108 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Đặt một câu nói về tình cảm của ông với hai cháu thể hiện qua câu chuyện trên.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ: Hai ông cháu rất yêu thương nhau.
Câu 2 (trang 108 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét của em về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đấy là vầng trăng của ngoại!”
Gợi ý đáp án:
Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét của em về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đấy là vầng trăng của ngoại.”
Ví dụ: Câu nói của bạn My thật dễ thương!
Câu 3 (trang 109 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi?
Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết ∎ Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà ∎ Chị viết xong hỏi:
– Em còn muốn thêm gì nữa không ∎
-Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ.
Gợi ý đáp án:
(1) dấu chấm
(2) dấu chấm
(3) dấu chấm hỏi
Bài viết 2
Câu 1 (trang 110 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Kể một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
Gợi ý:
– Việc đó là việc gì?
– Em đã làm việc đó như thế nào?
– Ông bà khen em thế nào?
– Em đáp lại lời khen của ông bà thế nào?
Gợi ý đáp án:
– Việc đó là: bóp tay chân cho bà
– Em đã làm việc đó: buổi tối trước khi bà đi ngủ
– Ông bà khen em: rất ngoan
– Em đáp lại lời khen của ông bà: cảm ơn bà
Câu 2 (trang 110 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều)
Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 4-5 dòng về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ:
Bà em năm nay đã già nên hay bị mỏi tay chân. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ em thường bóp tay chân cho bà. Bà lúc nào cũng khen em rất ngoan và xoa đầu em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bà vui lòng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Yêu kính ông bà (trang 104) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.