Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về cách xưng hô trong hội thoại sao cho phù hợp nhất.
Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Xưng hô trong hội thoại, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Mẫu 1
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
1.
– Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh chị, chúng tôi, chúng tớ, bọn mình…
– Cách dùng các từ ngữ đó:
- Đối với người nói khi muốn xưng hô dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…
- Nếu muốn dùng cho số nhiều thì có các từ chúng tớ, chúng mình…
- Khi xưng hô, phải chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.
2. Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện yêu cầu:
– Các từ ngữ xưng hô trong đoạn văn:
- Đoạn a: Anh, em, ta, chú mày
- Đoạn b: tôi, anh
– Sự thay đổi:
- Đoạn a: Dế Choắt gọi Dế Mèn là “anh”, xưng “em; Dế Mèn gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “ta”.
- Đoạn b: Cả hai đều gọi đối phương là “anh” và xưng “tôi”.
– Giải thích: Sự thay đổi đó là do tình huống giao tiếp thay đổi.
- Tình huống ở đoạn a, Dế Choắt ở vị thế của một kẻ yếu, muốn nhờ vả người khác, còn Dế Mèn thì ở vị thế của một kẻ mạnh, kiêu căng hách dịch.
- Tình huống ở đoạn b, khi Dế Mèn nhận ra lỗi lầm là mình đã làm hại Dế Choắt.
Tổng kết:
– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II. Luyện tập
Câu 1. Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
– Sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ xưng hô “chúng ta”.
– “Chúng ta” là từ xưng hô dành cho số nhiều, thường bao gồm cả người nói và người nghe. Dùng từ “chúng ta” ở đây là đang chỉ nữ học viên và vị giáo sư.
– Lí do: Ngôn ngữ châu Âu chỉ dùng “we” có nghĩa tiếng Việt tùy theo ngữ cảnh là chúng tôi, chúng ta. Sự nhầm lẫn của nữ học viên là do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc sử dụng tiếng Việt.
Câu 2. Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
– Một văn bản khóa học yêu cầu nội dung phải chân thực, khách quan.
– Việc dùng “chúng tôi” thay vì “tôi” sẽ giúp cho văn bản trở nên khách quan hơn.
Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Đứa bé gọi mẹ của mình theo cách bình thường “mẹ”. Còn với sứ giả thì gọi “ông”, xưng “ta”.
– Cách xưng hô trên cho thấy Thánh Gióng là một cậu bé phi thường. Đối với gia đình, Thánh Gióng chỉ là một đứa trẻ bình thường. Nhưng với quốc gia, cậu sẽ trở thành một vị anh hùng, được người đời ngưỡng mộ.
Câu 4. Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện ở SGK.
– Cách xưng hô của danh tướng: gọi “thầy”.
– Cách xưng hô của người thầy: gọi “ngài”.
– Nhận xét: Cách xưng hô của vị danh tướng thể hiện thái độ niềm kính trọng và lòng biết ơn của một học trò cũ đối với người thầy giáo của mình, cho dù người học trò ấy giờ đây đã trở thành một vị tướng được nhiều người trọng vọng.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời:
– Cách xưng hô: gọi “đồng bào”, xưng “tôi”.
– Trước năm 1945, đất nước ta vẫn còn thuộc chế độ thực dân nửa phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua. Vua thường xưng hô một cách trang trọng là “trẫm”. Ở đây khi Bác xưng “tôi” và gọi nhân dân là “đồng bào” đã tạo cho người nghe một cảm giác gần gũi, gắn bó và thân tình.
Câu 6. Đọc đoạn trích trong SGK và chú ý những từ ngữ in đậm:
– Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được:
- Cai lệ xưng “ông”, gọi anh Dậu là “thằng kia”, “mày”.
- Cai lệ gọi chị Dậu “chị”, sau đó là “mày”
- Chị Dậu xưng “nhà cháu”, “cháu” và gọi cai lệ là “hai ông”.
- Cuối cùng, chị Dậu xưng “tôi”, “bà” gọi cai lệ là “ông”, “mày”.
– Cai lệ là người có vị thế xã hội cao hơn, vợ chồng chị Dậu là người có vị thế xã hội thấp, lại đang nợ tiền sưu nên phải hạ mình để cầu xin khất sưu.
– Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu: Ban đầu khi phải van xin thì gọi “ông- cháu”, sau đó cách xưng hô lần lượt thay đổi “ông – tôi”, “mày – bà”. Sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự phản kháng của con người bị dồn vào bước đường cùng.
Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
Gợi ý:
– Sự nhầm lẫn trong cách dùng từ xưng hô “chúng ta”. “Chúng ta” dành cho số nhiều, thường bao gồm cả người nói và người nghe. Dùng từ “chúng ta” ở đây là đang chỉ nữ học viên và vị giáo sư.
– Nguyên nhân: Trong ngôn ngữ châu Âu chỉ dùng “we” có nghĩa tiếng Việt tùy theo ngữ cảnh là chúng tôi, chúng ta. Sự nhầm lẫn của nữ học viên là do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc sử dụng tiếng Việt.
Câu 2. Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
Việc dùng “ chúng tôi” thay cho “ tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản.
Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK. Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.
Với người mẹ: gọi “mẹ” – xưng “con”. Còn với sứ giả thì gọi “ông” – xưng “ta”. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.
Câu 4. Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện ở SGK.
- Cách xưng hô của danh tướng: gọi “thầy”.
- Cách xưng hô của người thầy: gọi “ngài”.
=> Cách xưng hô của vị danh tướng thể hiện thái độ niềm kính trọng và lòng biết ơn của một học trò cũ đối với người thầy giáo của mình, cho dù người học trò ấy giờ đây đã trở thành một vị tướng được nhiều người trọng vọng.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời:
– Cách xưng hô: gọi “đồng bào”, xưng “tôi”. Trước năm 1945, đất nước ta vẫn còn thuộc chế độ thực dân nửa phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua.
– Vua thường xưng hô một cách trang trọng là “trẫm”. Ở đây khi Bác xưng “tôi” và gọi nhân dân là “đồng bào” đã tạo cho người nghe một cảm giác gần gũi, gắn bó và thân tình.
Câu 6. Đọc đoạn trích trong SGK và chú ý những từ ngữ in đậm:
– Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được:
- Cai lệ xưng “ông”, gọi anh Dậu là “thằng kia”, “mày”.
- Cai lệ gọi chị Dậu “chị”, sau đó là “mày”
- Chị Dậu xưng “nhà cháu”, “cháu” và gọi cai lệ là “hai ông”.
- Cuối cùng, chị Dậu xưng “tôi”, “bà” gọi cai lệ là “ông”, “mày”.
– Cai lệ là người có vị thế xã hội cao hơn, vợ chồng chị Dậu là người có vị thế xã hội thấp, lại đang nợ tiền sưu nên phải hạ mình để cầu xin khất sưu.
– Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu: Ban đầu khi phải van xin thì gọi “ông- cháu”, sau đó cách xưng hô lần lượt thay đổi “ông – tôi”, “mày – bà”. Sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự phản kháng của con người bị dồn vào bước đường cùng.
II. Bài tập ôn luyện
Phân tích cách xưng hô trong đoạn đối thoại sau:
“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
– Tha này, tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu, mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
Gợi ý:
– Ban đầu, chị xưng hô lịch sự “gọi ông – xưng cháu”, nhẫn nhịn van nài tên cai lệ và người nhà lí trưởng khất sưu cho.
– Khi tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
– Đến lúc tên cai lệ tát vào mặt chị một cái và vẫn nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng: Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền.
=> Chị Dậu không chỉ là một người phụ nữ yếu đuối, mà rất dũng cảm, mạnh mẽ khi có người dám động đến gia đình mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Xưng hô trong hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 3 (trang 38) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.