Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu các khái niệm liên quan đến văn bản.
Dưới đây là tài liệu Soạn văn 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 1
I. Thế nào là đoạn văn?
Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
1.
– Văn bản trên gồm 2 ý:
- Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố
- Khái quát về tác phẩm Tắt đèn
– Mỗi ý được viết riêng thành một đoạn.
2. Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:
- Chữ đầu tiên của mỗi đoạn đều lùi vào một ô, viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Mỗi đoạn bao gồm nhiều câu văn.
3. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn
– Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên một văn bản.
– Về hình thức:
- Chữ đầu tiên của mỗi đoạn đều lùi vào một ô, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Mỗi đoạn bao gồm nhiều câu văn.
– Về nội dung: Có câu chủ đề, thống nhất trong một nội dung.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Các từ ngữ là: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, tác phẩm chính của ông
b.
- Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Lý do: Câu văn trên đã khái quát được nội dung chính của đoạn văn .
c. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là những từ, câu bao chứa được nội dung chính của cả đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a. Cách trình bày của hai đoạn văn:
- Giống nhau: hình thức trình bày đoạn văn
- Khác nhau: Đoạn văn về Ngô Tất Tố không có câu chủ đề (trình bày theo lối song hành); Đoạn văn về Tắt đèn có câu chủ đề và ở đầu đoạn văn (trình bày theo lối diễn dịch).
b.
- Đoạn văn trên có câu chủ đề. Nó nằm ở cuối câu (Như vậy, lá cây có màu xanh lục vì nó hút…)
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo lối quy nạp.
Tổng kết:
– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
– Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là đại từ, chỉ từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn và thường đủ hai phần chính.
– Các câu trong đoạn nhằm làm sáng tỏ, triển khai cụ thể nội dung của vấn đề.
– Có nhiều cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, song hành…
III. Luyện tập
Câu 1. Văn bản trong SGK có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý có thể chia thành mấy đoạn văn?
– Văn bàn gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
– Bao gồm:
- Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.
- Gia chủ trách thầy đồ chép nhầm văn tế.
Câu 2. Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn sau:
a.
- Câu chủ đề của đoạn văn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương.
- Từ ngữ chủ đề: Trần Đăng Khoa, em, thương
- Trình bày theo lối diễn dịch.
b.
- Không có câu chủ đề
- Nội dung: Khung cảnh thiên nhiên sau cơn mưa được duy trì qua các từ như mưa, trời, mặt trời.
- Trình bày theo lối song hành
c.
- Không có câu chủ đề.
- Nội dung: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng, được duy trì qua các từ ngữ: Nguyễn Nguyên Hồng, ông, nhà văn.
- Trình bày theo lối song hành.
Câu 3. Với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Gợi ý:
– Đoạn văn diễn dịch:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Mở đầu cho trang sử chói chang ấy có lẽ là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hay Bà Triệu. Trong suốt những một nghìn năm liên tiếp bị các nước phương Bắc đô hộ là liên tiếp các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. Ta có thể kể đến một vài cuộc chiến tiêu biểu như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Nhưng có lẽ đáng tự hào nhất đó chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới lúc bấy giờ với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đề giành lại độc lập, thống nhất đất nước.
– Đoạn văn quy nạp:
Mở đầu cho trang sử chói chang của dân tộc có lẽ là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hay Bà Triệu. Trong suốt những một nghìn năm liên tiếp bị các nước phương Bắc đô hộ là liên tiếp các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. Ta có thể kể đến một vài cuộc chiến tiêu biểu như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Nhưng có lẽ đáng tự hào nhất đó chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới lúc bấy giờ với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đề giành lại độc lập, thống nhất đất nước. Như vậy, lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 4.
Gợi ý:
a. Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Gợi ý viết đoạn văn:
– Nghĩa đen:
- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
– Nghĩa bóng:
- Nghĩa bóng câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”
- Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau
=> Như vậy, trong cuộc sống, con người đều phải trải qua thất bại, nhưng cần phải biết đối mặt với nó để có được thành công.
Cách trình bày: Quy nạp (Câu chủ đề tóm lại nội dung ở cuối đoạn)
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”
– Gợi ý viết đoạn văn:
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
- Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành côn
– Cách trình bày: không có câu chủ đề, theo lối song hành.
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
– Có thể vận dụng câu tục ngữ trên vào trong cuộc sống:
- Trong học tập (ví dụ)
- Trong công việc (ví dụ)
– Trình bày theo lối diễn dịch (câu chủ đề ở đầu).
Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
AI NHẦM
Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.
Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Gợi ý:
– Văn bàn gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
– Bao gồm:
- Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.
- Gia chủ trách thầy đồ chép nhầm văn tế.
Câu 2. Hãy phân tích cách trình bày nội dung các đoạn văn trong SGK:
a.
- Câu chủ đề của đoạn văn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương.
- Từ ngữ chủ đề: Trần Đăng Khoa, em, thương
- Trình bày theo lối diễn dịch.
b.
- Không có câu chủ đề
- Từ ngữ liên quan: mưa, trời, mặt trời.
- Trình bày theo lối song hành
c.
- Không có câu chủ đề.
- Từ ngữ liên quan: Nguyễn Nguyên Hồng, ông, nhà văn.
- Trình bày theo lối song hành.
Câu 3. Với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Gợi ý:
– Đoạn văn diễn dịch:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đầu tiên phải kể đến cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã đứng lên đánh bại nhiều kẻ thù xâm lượng. Từ Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Đến thời hiện đại, tinh thần yêu nước thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
– Đoạn văn quy nạp:
Mở đầu cho trang sử vẻ vang phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã đứng lên đánh bại nhiều kẻ thù xâm lượng. Từ Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Đến thời hiện đại, tinh thần yêu nước thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có thể khẳng định lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 4.
Gợi ý:
Thành công chính là kết quả, thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thất bại là những lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Còn hình ảnh “mẹ” chính là người phụ nữ đã sinh chúng ta ra đời, nuôi nấng và dạy dỗ cho chúng ta những nhiều bài học. Tóm lại cách nói “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.
=> Đoạn văn trình bày theo lối quy nạp.
II. Bài tập ôn luyện
Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn theo lối diễn dịch.
Gợi ý:
Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người . Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản Soạn văn 8 tập 1 bài 3 (trang 34) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.