Neu-edutop.edu.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm, vô cùng hữu ích.
Tài liêu này sẽ giúp học sinh lớp 8 có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ, mời tham khảo dưới đây.
Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
1. Đọc các đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
– Đâu là những câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn?
– Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?
– Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn.
Gợi ý:
– Câu chủ đề:
a. Thật là chống tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
– Câu chủ đề của đoạn a ở cuối còn đoạn b ở đầu đoạn văn.
– Đoạn văn a viết theo lối quy nạp; đoạn văn b viết theo lối diễn dịch
2. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi
a. Hãy xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)
b. Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng sủa chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
d. Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
Gợi ý:
a. Luận điểm: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
b. Tác giả sử dụng phép tương phản để làm luận điểm trở nên sáng sủa chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ
c. Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất “chó đểu” của giai cấp nó.
d. Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.
Tổng kết: Khi trình bày luận điểm trong văn nghị luận cần chú ý:
– Thể hiện rõ, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc câu cuối cùng (đối với đoạn quy nạp).
– Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
– Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn, để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ.
a. Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”.
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
b. Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ.
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý:
a. Trước hết cần tránh lối viết lan man, dài dòng.
b. Ngoài đam mê viết, Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ.
Câu 2. Đoạn văn trong SGK trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
Gợi ý:
– Luận điểm của đoạn văn: Tế Hanh là một người tinh lắm.
– Luận cứ:
- Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
- Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.
– Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lý.
Câu 3. Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau:
a. Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
b. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
Gợi ý:
a.
Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Đầu tiên, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Tuy nhiên, những kiến thức đó chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Khi học xong một công thức toán học, việc làm nhiều bài tập sẽ giúp học sinh ghi nhớ công thức đó dễ dàng hơn. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. Học tập lí thuyết phải kết hợp với thực hành.
b.
Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.
Câu 4. Để làm sáng tỏ luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?
Có thể tham khảo trình tự sắp xếp luận cứ trong đoạn văn sau:
Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều.
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
Gợi ý:
– Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.
– Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.
– Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lỗi dùng từ cầu kỳ, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.
– Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm Soạn văn 8 tập 2 bài 25 (trang 79) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.