Nguyễn Đình Chiểu là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.
Hôm nay, Neu-edutop.edu.vn cung cấp bài Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 2: Tác phẩm), giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 1
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2 chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công.
– Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
– Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
2. Thể loại
Tác phẩm được viết theo thể Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
3. Bố cục
- Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
- Phần 2. Thích thực (Tiếp đến tàu đồng súng nổ): Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
- Phần 3. Ai vãn (Tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
- Phần 4. Kết (Còn lại): Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân
– Câu mở đầu “Hỡi ôi!”: Thể hiện niềm tiếc thương chân thành, tha thiết.
– Hình ảnh “ Súng giặc đất rền”: Cho thấy sự tàn phá nặng nề, giặc đã xâm lược nước ta bằng vũ khí tối tân.
– “Lòng dân trời tỏ”: Đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương, đất nước được trời đất chứng giám.
=> Khẳng định tiếng thơm còn mãi đến muôn đời.
2. Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công
a. Nguồn gốc xuất thân
– Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời
– Nghệ thuật tương phản: “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết”.
=> Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.
=> Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”.
b. Lòng yêu nước nồng nàn
– Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan – ghét – căm thù – đứng lên chống lại.
- Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường
- Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”
- Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” – Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực
– Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. => Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
– Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ
– Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.
– “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.
– Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
d. Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ
– Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành: “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những nghĩa sĩ.
– Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại.
=> Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hy sinh anh dũng xứng đáng đi vào sử sách.
4. Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ
– Tác giả khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ: Danh tiếng nghìn năm còn lưu mãi.
– Ông cũng nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân
– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
=> Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.
Tổng kết:
- Nội dung: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.
- Nghệ thuật: Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị trong sáng sinh động…
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2 ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc tiểu dẫn, nêu những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.
– Tác phẩm được viết theo thể Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
– Bố cục:
- Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
- Phần 2. Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
- Phần 3. Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
- Phần 4. Kết (còn lại): Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.
Câu 2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?
* Hình ảnh người nông dân:
a. Nguồn gốc xuất thân
– Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời
– Nghệ thuật tương phản: “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết”.
=> Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.
=> Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”.
b. Lòng yêu nước nồng nàn
– Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan – ghét – căm thù – đứng lên chống lại.
- Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường
- Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”
- Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” – Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực
– Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. => Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
– Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ
– Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.
– “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.
– Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
* Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, ngôn ngữ giàu cảm xúc, từ ngữ có sức gợi…
Câu 3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy.
– Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc:
- Tấm lòng thương xót cho những người chiến sĩ phải hy sinh sự nghiệp còn dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.
- Sự đồng cảm xót xa cho những gia đình chịu cảnh mất mát người thân.
- Nỗi căm hờn dành cho kẻ địch cùng với tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước.
Câu 4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.
– Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế:
- Cảm xúc chân thành của người viết.
- Giọng điệu chân thành, tha thiết:
- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm…
– Một số câu văn như: “Khá thương thay!”, “Hỡi ôi thương thay/Có linh xin thưởng!” bộc lộ cảm xúc xót xa, thương tiếc.
II. Luyện tập
Nói về quan điểm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh chị hãy viết một đoạn văn phân tích những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
Gợi ý:
Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa hình ảnh người nông dân hiện lên với tinh thần “Chết vinh còn hơn sống nhục”. Họ không cam chịu cảnh nước mất nhà tan, nô lệ: “ Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Họ chọn đứng lên đánh lại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải hy sinh: Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Chết vì lí tưởng, vì dân tộc âu cũng là cái chết vinh quang: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Quả là một tinh thần đáng khâm phục, đáng ngưỡng mộ.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2 – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc tiểu dẫn, nêu những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.
– Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn):
- Là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng.
- Văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
- Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú…
- Giọng điệu thường lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.
– Bố cục:
- Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
- Phần 2. Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
- Phần 3. Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
- Phần 4. Kết (còn lại): Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.
Câu 2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?
a. Hình ảnh người nông dân:
– Nguồn gốc xuất thân: những người nông dân chăm chỉ, nghèo khổ.
– Phẩm chất tốt đẹp:
- Lòng căm thù giặc sâu sắc: Thái độ đối với giặc “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”…
- Ý thức trách nhiệm với đất nước: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.
– Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân: Dũng cảm, mạnh mẽ và không ngại hy sinh.
=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực đặc sắc…
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, từ ngữ đặc trưng Nam Bộ.
- Ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng…
Câu 3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy.
– Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc:
- Tấm lòng thương xót cho những người chiến sĩ phải hy sinh sự nghiệp còn dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.
- Sự đồng cảm xót xa cho những gia đình chịu cảnh mất mát người thân.
- Nỗi căm hờn dành cho kẻ địch cùng với tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước.
– Lí do: Tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy vì trong nỗi đau vẫn có lòng căm thù giặc sâu sắc, cũng như sự ngưỡng mộ, tự hào dành cho người chiến sĩ.
Câu 4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.
– Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế:
- Cảm xúc chân thành của người viết.
- Giọng điệu chân thành, tha thiết:
- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm…
– Một số câu văn như: “Khá thương thay!”, “Hỡi ôi thương thay/Có linh xin thưởng!” bộc lộ cảm xúc xót xa, thương tiếc.
II. Luyện tập
Nói về quan điểm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh chị hãy viết một đoạn văn phân tích những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
Gợi ý:
Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa hình ảnh người nông dân hiện lên với tinh thần “Chết vinh còn hơn sống nhục” qua tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Họ tuy chỉ là những người nông dân, vốn quen với việc đồng ruộng nhưng vì không cam chịu cảnh nước mất nhà tan nên đã đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải hy sinh: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Dù biết phải đương đầu với hiểm nguy, nhưng họ vẫn chấp nhận cái chết: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Đó là tinh thần kiên cường, dũng cảm thật đáng ngưỡng mộ và tự hào.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 2: Tác phẩm) Soạn văn 11 tập 1 tuần 6 (trang 60) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.