Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để biết cách sử dụng hợp lí hơn.
Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Kính mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Mẫu 1
I. Từ ngữ địa phương
Quan sát những ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi:
– Trong ba từ “bắp”, “bẹ” và “ngô”:
- Từ “ngô” là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
- Từ “bắp” và “bẹ” là từ ngữ địa phương, thường dùng ở miền Nam.
Tổng kết: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương.
II. Biệt ngữ xã hội
Đọc các ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi:
1. Trong đoạn văn trên, có chỗ tác giả dùng là “mẹ”, có chỗ dùng là “mợ” là vì:
– Những chỗ sử dụng từ “mẹ” là đang ở hiện tại, khi tác giả nhớ và kể lại.
– Những chỗ dùng từ “mợ” thường là các đoạn đối thoại, diễn ra trong ký ức của tác giả, khi còn ở quê cùng bà cô.
– Trước cách mạng tháng Tám, tầng lớp thượng lưu (tư sản) ở nước ta sẽ gọi mẹ bằng mợ, cha bằng cậu.
2.
– Từ ngỗng có nghĩa là điểm 0, còn từ trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng phần mình đã học hoặc đã chuẩn bị.
– Tầng lớp học sinh thường dùng từ này.
Tổng kết: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
1.
– Khi sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần chú ý: hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp phải phù hợp.
– Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì không phải đối tượng nào cũng hiểu được những từ ngữ đó. Điều ấy làm cho cuộc giao tiếp trở nên vô nghĩa.
2.
Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn thơ, đoạn văn trên góp phần gia tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ. Góp phần tô đậm màu sắc địa phương của nhân vật trong tác phẩm.
Tổng kết:
– Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong các tác phẩm văn học, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này nhằm gia tăng màu sắc địa phương, tầng lớp cho nhân vật.
– Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu từ ngữ toàn dân tương ứng để thay thế nếu cần thiết.
IV. Luyện tập
Câu 1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Một số từ như trái (quả), roi (mận), bát (chén, tô), mãng cầu (na), quả quất (quả tắc)…
Câu 2. Tìm một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ đó.
– Một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh:
- quay (chép bài của người khác hoặc chép tài liệu)
- phao (tài liệu để chép trong giờ kiểm tra mà không được sự cho phép của thầy cô/người coi thi)
- chém gió (nói chuyện, tán gẫu với nhau)…
– Một số từ thuộc tầng lớp khác:
- Xã hội đen: cớm (tội phạm dùng để chỉ lực lượng công an), hàng (chỉ các loại ma túy, thuốc phiện…)
- Triều đình phong kiến: trẫm (cách vua xưng hô với người khác), ái phi (cách vua gọi vợ của mình)…
Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
– Các trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương,
– Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác, khi phát biểu ý kiến ở lớp, khi làm bài tập làm văn, khi viết đơn từ báo cáo gửi thầy cô giáo, khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
Câu 4. Sưu tầm một số câu hò, ca dao, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
– Học sinh tự sưu tầm.
– Gợi ý:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô…
*
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
*
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Các từ ngữ địa phương: vô, mô, ni, tê.
V. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Tìm các từ ngữ địa phương trong các câu sau:
a.
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
– Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
– Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
– Cơm chín rồi! – Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
– Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b.
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 2. Tìm các từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ ngữ địa phương sau:
– vô
– ghe
– đậu phộng
– kiếng
– la, rầy
– liệng
– mi
– tui
– răng
– chi
Câu 3. Hãy tìm một số biệt ngữ xã hội của giới trẻ ngày này và giải thích ý nghĩa.
Gợi ý:
Câu 1.
a. Các từ ngữ địa phương là: má, ba, nói trổng, vô, kêu
b. Các từ ngữ địa phương: bầm
Câu 2.
– vô: vào
– ghe: thuyền
– đậu phộng: lạc
– kiếng: kính
– la, rầy: mắng
– liệng: ném
– mi: mày
– tui: tôi
– răng: sao
– chi: gì
Câu 3.
– gấu: chỉ người yêu
– hại não: chỉ những vấn đề khó hiểu
– bánh bèo: những cô gái điệu đà, yếu đuối.
– bão: động từ chỉ hành động của một đám đông cùng tụ tập lại để ăn mừng một sự kiện nào đó.
– thả thính: động từ chỉ hành động cố tình thu hút sự chú ý của người khác.
– trẻ trâu: chỉ tầng lớp thanh niên trẻ tuổi, thường có những hành động ngông cuồng…
Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Các từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng: tô – bát, giời – trời, răng – thế nào, mô – chỗ nào…
Câu 2. Tìm một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ đó.
– Một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh:
- gậy: điểm 1
- trượt vỏ chuối: thi trượt
- ngỗng: điểm 0
– Một số từ thuộc tầng lớp khác:
- Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính…
- Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành…
Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
– Các trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương,
– Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác, khi phát biểu ý kiến ở lớp, khi làm bài tập làm văn, khi viết đơn từ báo cáo gửi thầy cô giáo, khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
Câu 4. Sưu tầm một số câu hò, ca dao, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
– Học sinh tự sưu tầm.
– Gợi ý:
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quýt mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
*
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
*
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
*
Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
Nước mô xanh bằng dòng nước Sông La.
Các từ ngữ địa phương: trứ danh, chi rứa, mô.
II. Bài tập ôn luyện
Tìm các từ ngữ địa phương của các từ:
a. bố
b. mẹ
c. mè
d. trái
e. tru
Gợi ý:
a. thầy, ba
b. má, bầm, u
c. vừng
d. quả
e. trâu
Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Mẫu 3
Câu 1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân |
heo |
lợn |
mô |
nào |
răng |
sao |
giời |
trời |
chén |
bát |
đậu phộng |
lạc |
cây viết |
bút |
…
Câu 2. Tìm một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ đó.
– Một số từ ngữ thuộc tầng lớp của học sinh: gậy, trượt vỏ chuối, lệch tủ…
– Một số từ thuộc tầng lớp khác: Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố như chọi, choai, xế lô, dạt vòm, rụng, táp lô…
Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
– Các trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương,
– Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác, khi phát biểu ý kiến ở lớp, khi làm bài tập làm văn, khi viết đơn từ báo cáo gửi thầy cô giáo, khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt, khi tham gia các buổi họp, hội thảo…
Câu 4. Sưu tầm một số câu hò, ca dao, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
– Gợi ý:
Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
*
Trông về núi Mục mà coi,
Coi người đập đá, coi người tạc bia.
*
Chi bằng cần trúc, áo tơi,
Danh cương, lợi toả, mặc đời ganh đua.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Soạn văn 8 tập 1 bài 5 (trang 56) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.