Tài liệu Soạn văn 12: Tràng giang, cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích về tác phẩm này.
Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết sẽ được Neu-edutop.edu.vn đăng tải ngay sau đây, để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Tràng giang
Trước khi đọc
Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?
Hướng dẫn giải:
Khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm: bâng khuâng, buồn bã, nhớ về quê hương,…
Đọc văn bản
Câu 1. Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót”?
Hướng dẫn giải:
Cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót”: gợi 3 chiều không gian mênh mông, vô tận.
Câu 2. Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?
Hướng dẫn giải:
Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng buồn bã, cô đơn của chủ thể trữ tình.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.
Hướng dẫn giải:
– Nội dung bao quát: “Tràng Giang” đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
– Nội dung chính của từng khổ thơ:
- Phần 1. Khổ thơ đầu: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông.
- Phần 2. Khổ thơ thứ 2 và thứ 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 3. Khổ thơ cuối: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
Câu 2. Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ.
Hướng dẫn giải:
* Nhan đề:
- Tràng giang”: Cách đọc chệch âm của từ “trường giang” có nghĩa là sông dài.
- Âm “ang” là một âm mở, khi đọc lên giúp gợi mở cả về chiều dài lẫn chiều rộng.
=> Nhan đề giúp người đọc hình dung ra một không gian vũ trụ bao la, gợi ra một nỗi buồn mênh mang của con người khi đứng trước dòng sông.
* Lời đề từ:
– Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” do chính tác giả viết.
– Từ “bâng khuâng” là từ láy gợi tả cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đứng trước không gian rộng lớn của vũ trụ và “nhớ” lại là sự hoài niệm của con người về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
– Hình ảnh thiên nhiên: “trời rộng”, “sông dài” đã gợi mở ra những diện không gian đa chiều, phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Không gian gợi mở ra trước mắt người đọc là diện không gian lớn, choáng ngợp với tầm vóc của vũ trụ.
=> Lời đề từ của bài thơ đã thể hiện được tâm trạng suy tư, sầu muộn của Huy Cận về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn; bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận.
Câu 3. Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Hướng dẫn giải:
– Nhịp thơ chủ yếu của bài là nhịp 2/2/3, đan xen là 4/3 hoặc 2/5; nhịp thơ đều, chậm gợi nỗi buồn sầu mênh mang.
– Việc sử dụng nhiều từ láy hoàn toàn với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người.
Câu 4. Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng”, “sông dài”, các hình ảnh “thuyền”, “củi” (khổ 1), “cồn nhỏ”, “bến cô liêu”, (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3), “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?
Hướng dẫn giải:
– Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.
– Dòng sông được ví như dòng đời vô tận, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định.
Câu 5. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên sông nước, bộc lộ lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của nhà thơ
– Cảm hứng chủ đạo: nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn.
Câu 6. So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm
rõ:
a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối.
b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.
Hướng dẫn giải:
a.
– Tương đồng: đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương
– Khác biệt:
- Hoàng Hạc lâu: tả cảnh ngụ tình
- Tràng giang: cái tôi với nỗi sầu nhân thế
b.
– Hình thức:
- Hoàng Hạc lâu: thất ngôn bát cú đường luật
- Tràng giang: bảy chữ
– Đề tài:
- Hoàng Hạc lâu: lầu Hoàng Hạc, bộc lộ nỗi niềm xa quê
- Tràng giang: cảnh sông nước, nỗi cô đơn của cái tôi trước vạn vật
Câu 7. Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?
Hướng dẫn giải:
Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách cổ điện kết hợp hiện đại. Căn cứ vào:
– Màu sắc cổ điển:
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang màu sắc cổ điển: dòng sông, con thuyền cánh chim, mây, núi, khói hoàng hôn.
- Bút pháp cổ điển: thể thơ thất ngôn, bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ Hán Việt, sử dụng nhiều thi liệu cổ…
– Màu sắc hiện đại:
- Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc: củi một cành khô, làng xa, chợ chiều, bèo dạt…
- Thiên nhiên thể hiện qua cảm nhận của cái tôi hiện đại.
* Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh hay viết một đoạn văn thể hiện cảm nhận riêng của bạn về hình tượng “cánh chim chiều” trong Tràng giang hoặc “hạc vàng bay đi” trong Lầu hoàng hạc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tràng giang Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.