Soạn bài Trận bóng trên đường phố sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về dấu ngoặc kép, nghe viết Chiều trên thành phố Vinh, phân biệt tr/ch, t/ch, kể chuyện Trận bóng trên đường phố trang 37, 38, 39, 40 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Trận bóng trên đường phố – Bài 13: Cuộc sống đô thị của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Trận bóng trên đường phố
Đọc hiểu
Câu 1: Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau:
a) Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng.
b) Sự ân hận của Quang.
c) Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trả lời:
a) Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng: Từ “Trận đấu vừa bắt đầu” đến “cả bọn chạy tán loạn”.
b) Sự ân hận của Quang: “Một chiếc xích lô xịch tới” đến “Cháu xin lỗi cụ”.
c) Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường: “Nhưng chỉ được một lát” đến “sợ hãi bỏ chạy”.
Câu 2: Vì sao Quang cảm thấy ân hận? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
Trả lời:
Quang cảm thấy ân hận vì đã lỡ đá bóng vào ông cụ.
Những chi tiết thể hiện điều đó: Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”
Câu 3: Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố. Vì đường phố không phải nơi để chơi bóng. Nó có nhiều xe cộ, nhiều người đi đường, chơi bóng trên đường phố sẽ gây nguy hiểm cho mọi người và cả bản thân người chơi bóng.
Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì?
Trả lời:
Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Cần chơi bóng đúng nơi quy định. Khi làm sai thì phải biết hối lỗi, nói lời xin lỗi và sửa sai.
Luyện tập
Câu 1: Tìm các dấu ngoặc kép trong bài. Mỗi dấu ngoặc kép đó được dùng để làm gì?
Trả lời:
– “kít…ít”: miêu tả âm thanh phanh xe.
– “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”: đánh dấu đây là lời nói của nhân vật.
Câu 2: Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em hãy chỉ ra những chỗ cần có dấu ngoặc kép.
ĐẶT CÂU
Hùng:
– Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
– Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
– Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
– Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
HÀ THU
Trả lời:
ĐẶT CÂU
Hùng:
– Bài đọc trên có từ “mếu máo”. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
– Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
– Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
– Có mà: “Vừa khóc vừa nói” có nghĩa là “mếu máo” rồi!
HÀ THU
Soạn bài phần Viết: Chiều trên thành phố Vinh
Câu 1: Nghe – viết: Chiều trên thành phố Vinh.
Trả lời:
HS nghe và viết chính tả.
Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
Gió đưa cành _úc la đà
Tiếng _uông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp _ày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao
b) Chữ t hay ch?
Hương thí_ ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xí_ lại gần. Những ánh đèn chi chí_, lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chế_ trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng.
Theo THU HÀ
Trả lời:
a) Chữ ch hay tr?
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao
b) Chữ t hay ch?
Hương thích ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xích lại gần. Những ánh đèn chi chít, lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chếch trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng.
Theo THU HÀ
Câu 3: Tìm từ ngữ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
- Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải,… đắp lên người khi ngủ cho ấm.
- Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống.
- Tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc.
b) Chứa tiếng có vần it hoặc ich, có nghĩa như sau:
- (Tiếng cười) nhỏ, liên tục, biểu lộ sự thích thú.
- (Tiếng khóc) nhỏ và rời rạc, xen với tiếng xịt mũi.
- Có thái độ nhã nhặn, lễ độ.
Trả lời:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
- Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải,… đắp lên người khi ngủ cho ấm: chăn.
- Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống: chanh.
- Tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc: tranh
b) Chứa tiếng có vần it hoặc ich, có nghĩa như sau:
- (Tiếng cười) nhỏ, liên tục, biểu lộ sự thích thú: khúc khích.
- (Tiếng khóc) nhỏ và rời rạc, xen với tiếng xịt mũi: thút thít.
- Có thái độ nhã nhặn, lễ độ: lịch sự.
Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Trận bóng trên đường phố
Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề:
a) Dựa vào tranh, kể lại đoạn 1 của câu chuyện Trận bóng trên đường phố theo lời nhân vật Long.
Mẫu: Tôi là Long. Hôm ấy, chúng tôi chơi bóng trên đường phố…
b) Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2 và 3 của câu chuyện theo lời nhân vật Quang.
Trả lời:
a) Tôi là Long. Hôm ấy chúng tôi chơi bóng trên đường phố. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho tôi. Tôi dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Tôi chúi đầu về phía trước. Bỗng một tiếng “kít…ít” làm tôi sững lại. Chỉ chút nữa là tôi tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chúng tôi chạy tán loạn.
b) Tôi là Quang. Hôm ấy, chúng tôi chơi bóng trên đường phố. Khi giữ bóng, tôi quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, tôi co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng: Chỗ này là chỗ chơi bóng à?
Chúng tôi sợ hãi bỏ chạy. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Tôi sợ tái cả người. Nhìn lưng ông cụ, tôi bỗng thấy sao giống bóng lưng của ông tôi thế. Tôi rất hối hận, tôi vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”.
Câu 2: Trao đổi
a) Vì sao không nên chơi bóng trên đường phố?
b) Khi đi đường, em cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn?
Trả lời:
a) Không nên chơi bóng trên đường phố vì như thế là lấn chiếm lòng đường, gây nguy hiểm cho người đi đường và người chơi bóng.
b) Khi đi đường, cần quan sát xung quanh, không chạy nhảy, đùa nghịch, luôn đi bên phải làn đường và đi trên vỉa hè.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trận bóng trên đường phố (trang 37) Bài 13: Cuộc sống đô thị – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.