Neu-edutop.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 72, hướng dẫn cách chuẩn bị bài.
Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 72)
Câu 1. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:
a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.
b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối.
c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.
Gợi ý:
a. mọi
b. những
c. những
Câu 2. Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.
a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.
b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?
c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.
d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?
Gợi ý:
a.
- không – bổ sung ý nghĩa về sự phủ định
- được: bổ sung ý nghĩa về khả năng
b. lắm: bổ sung ý nghĩa về mức độ
c. cũng: bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn
d. quá, lắm: bổ sung ý nghĩa về mức độ
Câu 3. Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.
Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
[…] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
- Phó từ được lặp lại nhiều lần: Hãy
- Tác dụng: Đây là phó từ cầu khiến, việc phó từ này được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh vào nội dung cầu khiến, vẽ một bức tranh về thầy Đuy-sen.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.
Gợi ý:
– Nhân vật Đuy-sen:
Mẫu 1
Thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Thầy là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Điều đó được thể hiện qua nhiều hành động. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ, yêu mến.
Các phó từ: đã, vẫn, những
Mẫu 2
Thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Thầy là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Điều đó được thể hiện qua nhiều hành động. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Có thể thấy, hình ảnh thầy Đuy-sen khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ, yêu mến.
Các phó từ: đã, vẫn, những
– Nhân vật An-tư-nai:
Mẫu 1
Khi đọc “Người thầy đầu tiên”, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật An-tư-nai. Nhân vật này hiện lên qua lời kể của người họa sĩ, về bức thư ông đã nhận được. Điều khiến chúng ta cảm động nhất là câu chuyện về thời thơ ấu của bà. Khi còn nhỏ, hoàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn. Mồ côi cha mẹ, bà phải sống cùng chú thím, thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm. Nhưng nhờ có sự động viên của thầy Đuy-sen, bà đã cố gắng học tập, rồi trở thành một viện sĩ. An-tư-nai chính là tấm gương về sự hiếu học, cũng như tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Các phó từ: đã, rất, cũng
Mẫu 2
Tôi rất yêu mến nhân vật An-tư-nai trong đoạn trích Người thầy đầu tiên. Tác giả đã khắc họa nhân vật này là một cô bé rất tình cảm, giàu nghị lực. An-tư-nai có hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và phải sống cùng với chú thím. Cô bé thường xuyên bị ngược đãi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Nhưng An-tư-nai vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc. Khi thầy Đuy-sen xuất hiện, chính thầy đã khơi dậy ở An-tư-nai niềm khao khát học tập. Cô bé đã có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Nhân vật An-tư-nai là một tấm gương cho tôi về sự hiếu học, giàu khát vọng và lí tưởng.
Các phó từ: rất, vẫn, đã
Xem thêm: Cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai
* Bài tập ôn luyện:
Đề bài: Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 phó từ.
Gợi ý:
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Khi mùa xuân đến, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Tiết trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên. Mùa xuân đến, con người cũng cảm thấy hân hoan hơn. Chúng ta chào đón một năm mới đến với những niềm vui mới. Mùa xuân gắn với ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn rộn ràng chuẩn bị để đón tết. Trẻ em thích thú vì được sắm sửa quần áo mới. Các khu chợ ngày tết thật đông đúc. Nhưng tôi thích nhất là mỗi ngày tết, gia đình mình được sum họp bên nhau trong đêm giao thừa với mâm cơm ấm áp sau một năm làm việc bận rộn. Mọi người cùng trò chuyện về một năm cũ đã qua, hứa hẹn về một năm mới sắp đến… Một mùa xuân tuyệt vời biết bao!
Phó từ: cũng, đã
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 72 sách Kết nối tri thức tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.