Tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 23, được Neu-edutop.edu.vn giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23
Câu 1. Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng này:
a.
Cây bưởi nhà mình đãng trí
Bỏ quên năm ngoái mùa hoa
Năm nay bưởi chừng hối tiếc
Ra hoa nhiều gấp đôi ba
(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)
b. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.
(Bùi Hiển, Chiều sương)
Gợi ý:
a. Đảo trật tự từ ngữ “năm ngoái” và “mùa hoa”, có tác dụng nhấn mạnh vào khoảng thời gian mà cây bưởi quên nở hoa.
b. Đảo trật từ vị ngữ lên trước chủ ngữ “ùn ùn từ đâu đến”/ “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía”
Câu 2. Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:
a.
Nắng đã vàng hanh như phấn bay,
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày.
Trước sân mây trắng về đông lắm,
Em ở xa nhà, em có hay.
(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh)
b. Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.
(Bùi Hiển, Chiều sương)
Gợi ý:
a. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ:
- Hai tính từ “vàng” chỉ màu sắc, “hanh” chỉ trạng thái thời tiết được kết hợp để khắc họa vẻ đẹp của nắng.
- Kết hợp giữa các từ “vọng sông gày” để khắc họa hình ảnh thiên nhiên nhưng muốn màu tâm trạng
b. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “ngõ hẻm”, “hồn lặng thấm”, “vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc” nhằn khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp:
a. Ào một cái, từ trong rừng đâu da bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Con khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
b. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo đuổi, bị đòi ăn vạ.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
Gợi ý:
a. Tạo ra sự căng thẳng, hồi hộp về diễn biến của sự việc xảy ra trong câu chuyện khi miêu tả về con khỉ và giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
b. Câu sau bổ sung nghĩa cho câu trước, góp phần diễn tả rõ ràng hơn suy nghĩ, thái độ của nhân vật ông Diểu.
Câu 4. Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên ,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”
(Xuân Diệu, Thơ duyên)
Gợi ý:
Các từ trên được kết hợp một cách độc đáo, lạ lẫm gợi ra vẻ đẹp của một mùa thu tươi mới, gợi cảm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 23 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.