Tài liệu Soạn văn 11: Sống, hay không sống – đó là vấn đề, được Neu-edutop.edu.vn giới thiệu với những thông tin hữu ích về tác phẩm.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề
Trước khi đọc
Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?
Ý kiến: Có/không ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời.
Đọc văn bản
Câu 1. Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?
Bầu không khí xã hội căng thẳng, ngột ngạt bởi Hăm-lét đang bị theo dõi, mọi hành động của chàng đều bị để ý.
Câu 2. Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét?
Nội tâm Hăm-lét chất chứa đầy tổn thương, đau khổ và những băn khoăn, trăn trở.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện.
– Vua và hoàng hậu tra hỏi kết quả dò xét của Hăm-lét của Rô-den-cran và Gin-đơn-xtơn.
– Vua bằng những lời đẹp đẽ bề ngoài như quan tâm đến bệnh tình của Hăm-lét, thực chất là muốn tìm hiểu nguyên nhân chứng “rối loạn tâm thần” của chàng.
– Hoàng hậu quan tâm đến thái độ của Hăm-lét với mọi người (vì sợ thái độ của chàng với mình”), thực lòng muốn Hăm-lét được giải tỏa khỏi cơn “rối loạn tâm thần”.
Câu 2. Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?
– Tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại: bế tắc, trăn trở về cách sống, cái chết của con người trong thời đại đảo điên, ý thức về mâu thuẫn giữa hành động xả thân, không cam chịu với trạng thái do dự, đắn đo của con người trong suy tưởng mông lung về những gì sẽ đến sau cái chết.
– Độc thoại chia làm 3 phần:
- Phần 1. Từ “Sống, hay không sống” đến “… đằng nào cao quý hơn”: đặt vấn đề sống hay không sống, “chịu đựng” hay “cầm vũ khí vùng lên”?
- Phần 2. Từ “Chết, là ngủ” đến “chưa hề biết tới?”: suy ngẫm về gánh nặng cuộc sống, sự giải thoát và sự ngăn trở của nỗi sợ “chưa biết tới” ở cõi chết.
- Phần 3. Từ “Đấy, chính nỗi vướng mắc” đến “chẳng thể biến thành hành động”: suy nghĩ về cái bất định sau khi chết ngăn cản quyết tâm hành động.
Câu 3. Có thế xác định cách hiểu Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?
Theo Hăm-lét, “sống” và “không sống” có thể hiểu là hành động hay không hành động, chịu đựng hay cầm vũ khí chống lại nó.
Câu 4. Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mã suy nghĩ”.
Câu 5. Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thể” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh rang sau khi chết”?
Câu 6. Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm tất vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề.
Câu 7. Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 126 sách Kết nối tri thức tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.