Bài thơ Quê hương đã khắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.
Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Quê hương, vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Quê hương – Mẫu 1
Soạn bài Quê hương chi tiết
I. Tác giả
– Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
– Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
– Sau 1946, Tế Hanh bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.
– Ông được biết đến với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát tổ quốc được thống nhất.
– Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm chính: Tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Quê hương luôn là niềm cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là mở đầu cho chùm bài thơ viết về quê hương.
– Bài thơ được rút ra trong tập “Nghẹn ngào” (1939), sau được in lại trong tập “Hoa niên” (1945).
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Hai câu đầu: Giới thiệu chung về khung cảnh làng quê.
- Phần 2. Từ “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” đến “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”: Khung cảnh dân chài bơi thuyền ra biển đánh cá.
- Phần 3.Từ “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ” đến “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”: Khung cảnh con thuyền về bến.
- Phần 4. Bốn câu cuối: Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về cảnh làng quê
– Lời giới thiệu mở đầu “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: làng nghề đánh bắt cá có truyền thống lâu đời.
– Vị trí “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” : nằm gần bờ biển.
=> Cách giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu.
2. Khung cảnh dân chài bơi thuyền ra biển đánh cá
– Thời gian: buổi sớm mai
– Điều kiện thời tiết: trời trong, gió nhẹ
– Con thuyền “nhẹ hăng như con tuấn mã” : Dũng mãnh vượt biển.
– Cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.
=> Khung cảnh tràn đầy sức sống, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.
3. Khung cảnh con thuyền về bến
– Người dân: Tấp nập, vui vẻ trước thành quả lao động.
– Vẻ đẹp của người dân chài với “làn da “ngăm rám nắng”, thân hình “nồng thở vị xa xăm”: Sự khỏe mạnh, mang đậm chất biển.
– Hình ảnh con thuyền “im bến mỏi trở về nằm”: Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi
=> Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.
4. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
– Các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.
– “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” : Hương vị đặc trưng của miền biển, bộc lộ tình yêu dành cho quê hương.
– Nội dung: Bài thơ đã khắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài.
– Nghệ thuật: hình ảnh độc đáo, lời thơ bình dị, sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo…
Soạn bài Quê hương ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?
– Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
- Không gian, thời gian: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
- Con thuyền được so sánh với “con tuấn mã”: thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.
- Cánh buồm với “mảnh hồn làng”: Biểu hiện cho hồn cốt của người dân vùng biển.
– Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:
- Không khí: tấp nập, náo nhiệt.
- Hình ảnh người dân chài “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
- Hình ảnh chiếc thuyền “im bến mỏi trở về năm”: Con thuyền cũng giống như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả.
Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Gợi ý:
– Phân tích câu thơ:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Trạng thái của cánh buồm: “giương to” đây là trạng thái của cánh buồm khi gặp gió lớn ở giữa biển khơi.
=> Cánh buồm khỏe khoắn “rướn” căng hết sức để đón gió để mạnh mẽ vượt biển khơi. Cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”
– Hình ảnh người dân làng chài: “Làn da ngăm rám nắng” làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”. “Vị xa xăm ấy” là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.
=> Lối nói so sánh và biện pháp ẩn dụ khiến hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, hình ảnh người dân chài trở nên sinh động, lãng mạn hơn
Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.
Tình yêu thương sâu nặng, và sự gắn bó máu thịt đã tạo nên những dòng thơ đầy cảm xúc, những hình ảnh thơ lãng mạn, đặc sắc.
Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
– Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng hình ảnh đặc sắc khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.
- Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.
- Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm được sử dụng chủ yếu trong văn bản này: biểu cảm xen lẫn miêu tả.
II. Luyện tập
Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.
Gợi ý:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu…”
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…”
(Quê hương, Giang Nam)
Soạn bài Quê hương – Mẫu 2
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?
– Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8):
- Thời gian: Buổi sớm mai
- Không gian: Trời trong, gió nhẹ
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Hình ảnh người lao động mang vẻ khỏe khoắn.
- “Con thuyền” được so sánh với “con tuấn mã”: thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: Biểu tượng cho hồn cốt của người dân vùng biển.
=> Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động tràn đầy sức sống và hứng khởi.
– Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:
- Thời gian: Ngày hôm sau
- Không gian: Bến đỗ
- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về: Gợi không khí vui tươi, rộn ràng của một chuyến đi đánh cá bội thu.
- Hình ảnh dân chài lưới “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
- Hình ảnh chiếc thuyền “im bến mỏi trở về năm”: Con thuyền cũng giống như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả.
=> Cảnh tượng tấp nập của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng một hồn thơ tinh tế.
Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Gợi ý:
– Phân tích câu thơ:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
- “Cánh buồm giương to”: Trạng thái của cánh buồm khi gặp gió lớn ở giữa biển khơi.
- “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”: Căng hết sức để đón gió để mạnh mẽ vượt biển khơi, cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”
- “Làn da ngăm rám nắng”: Gợi làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển.
- Thân hình “nồng thở vị xa xăm”: Vị của biển khơi, vị của gió trời.
- Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.
– Lối nói so sánh và biện pháp ẩn dụ giúp các sự vật trở nên có hồn, sinh động và lãng mạn hơn.
Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.
- Tình cảm của tác giả hết sức sâu nặng đối với cảnh vật, con người của quê hương.
Sự gắn bó máu thịt với quê hương đã tạo nên những dòng thơ đầy cảm xúc, những hình ảnh thơ lãng mạn, đặc sắc. - Nỗi nhớ dành cho quê hương da diết đã tạo nên dòng cảm xúc mãnh liệt.
Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
– Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng hình ảnh đặc sắc khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.
- Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.
- Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Bài thơ được viết theo phương thức phương thức biểu cảm xen lẫn miêu tả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Quê hương Soạn văn 8 tập 2 bài 19 (trang 16) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.