Nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, Neu-edutop.edu.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Ôn tập (trang 130), thuộc sách Chân trời sáng tạo.
Nội dung chi tiết được giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 6. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập trang 130 – Mẫu 1
Câu 1. Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
– Văn bản thuộc hồi lí: Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học.
– Dựa vào:
- Các văn bản kể lại một chuỗi sự việc.
- Những sự việc trong văn bản xảy ra ở quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.
- Nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.
Trong các văn bản đã học, văn bản thích nhất là: Lao xao ngày hè. Vì văn bản đã cung cấp những thông tin thú vị về các loài chim ở làng quê.
Truyện kể về khung cảnh làng kể vào hè. Nhân vật tôi đã có những quan sát và nhận xét về các loài chim ở vùng quê. Cùng với đó là những trải nghiệm thú vị vào mỗi độ hè về.
Câu 3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…)
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động…
- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Cấu trúc bài văn gồm ba phần.
Câu 4. Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?
- Xác định được đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói.
- Tìm ý và lập dàn ý.
- Luyện tập trình bày theo dàn ý.
- Nội dung trình bày đầy đủ, kết hợp giọng điệu, ngôn ngữ hình thể…
Câu 5. Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.
(1) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về vẻ đẹp của một mùa trong năm (mùa thu).
(2) Thân bài
- Giới thiệu khái quát về mùa thu.
- Vẻ đẹp nổi bật của mùa xuân.
- Những kỉ niệm đẹp về mùa thu…
(3) Kết bài: Cảm nhận của người viết về mùa thu.
Câu 6. Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?
Thiên nhiên cũng có tâm hồn. Con người cần phải lắng nghe, cảm nhận và tôn trọng thiên nhiên. Hãy coi thiên nhiên như những người bạn, để trân trọng và bảo vệ.
Soạn bài Ôn tập trang 130 – Mẫu 2
Câu 1. Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
– Các văn bản thuộc thể loại hồi kí gồm có: Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học.
– Dựa vào:
- Nội dung của các văn bản trên kể lại một chuỗi các sự việc.
- Những sự việc xảy ra trong quá khứ.
- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (có thể là chính tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời)
- Kết hợp các phương thức kể chuyện, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.
Trong các văn bản đã học, văn bản thích nhất là: Một năm ở tiểu học. Vì nội dung của văn bản gần gũi với học sinh, kể về những năm tháng thơ ấu còn đi học của tác giả đầy chân thực và cảm động.
Câu 3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
Những lưu ý khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt:
- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…)
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động…
- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Cấu trúc bài văn gồm ba phần.
Câu 4. Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?
Những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát:
- Xác định được đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói.
- Tìm ý và lập dàn ý.
- Luyện tập trình bày theo dàn ý.
- Nội dung trình bày đầy đủ, kết hợp giọng điệu, ngôn ngữ hình thể…
Câu 5. Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.
Bốn mùa xuân, hạ, thu và đông đều đẹp đẽ. Nhưng đối với tôi, mùa xuân là đáng yêu hơn cả. Bởi xuân về đem theo những điều thật tuyệt vời.
Chẳng sai khi nói rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tạm biệt chuỗi ngày u ám, lạnh giá của mùa đông. Tiết trời vào xuân dần trở nên ấm áp, không còn giá lạnh của những ngày đông. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời buổi sáng sớm cũng bớt đi cái âm u, xám xịt. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Đất trời vào xuân tràn đầy sức sống.
Mùa xuân về, cũng là khi một năm mới nữa lại sang. Con người trở nên vui tươi hơn. Tạm biệt một năm cũ qua đi để đón chờ khởi đầu mới với nhiều may mắn, thành công. Còn tôi thích nhất ở mùa xuân là khi Tết đến. Không khí những ngày tết mới thật ấm áp biết bao. Mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Khắp các khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Tiếng người mua bán thật nhộn nhịp. Chợ Tết rất nhiều các mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, giày dép… Vào ba mươi Tết, cả nhà tôi lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Thật tuyệt vời biết bao!
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến. Xuân xuân ơi xuân đã về, tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân…” (Mùa xuân ơi). Mỗi lần lắng nghe những giai điệu này, lòng tôi lại cảm thấy háo hức, hân hoan vì một mùa xuân nữa lại về.
Câu 6. Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?
Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” về những điều tuyệt vời và đẹp đẽ của thiên nhiên, nhắc nhở con người cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập trang 130 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 130 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.