Soạn bài Ôn tập cuối học kì I giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 146, 147, 148, 149, 150.
Nhờ đó, các em sẽ ôn tập cuối học kì 1 thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập cuối học kì I – Tuần 18 theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để ôn thi cuối kì 1 hiệu quả hơn:
Ôn tập 1
Câu 1
Đọc: Những người giữ lửa trên biển
Những người giữ lửa trên biển
Sau hai ngày đêm dập dềnh trên sóng, chúng tôi đến đảo Sơn Ca. Mọi người đều xúc động khi nhìn thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời. Ai cũng muốn đặt chân lên trạm hải đăng đẹp nhất Trường Sa.
Tàu cập bến, một người thợ vui mừng ra đón. Anh dẫn chúng tôi đi tham quan tháp đèn. Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn.
Đêm đến, những người thợ thay phiên nhau thức để giữ cho ngọn đèn luôn toả sáng. Nhờ có ánh sáng ngọn hải đăng, tàu thuyền không bị lạc hướng trong đêm tối. Ngọn hải đăng còn khẳng định vùng biển trời này là của Tổ quốc thân yêu.
Những gì đã chứng kiến khiến chúng tôi càng thêm yêu mến những người giữ lửa trên biển quê hương.
Theo Đoàn Đại Trí
• Dập dềnh: lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước.
• Sừng sững: có dáng vững chãi, cao lớn như chắn ngang phía trước.
1. Tàu đưa mọi người đến thăm nơi nào?
2. Nhờ đâu mà ngọn hải đăng luôn toả sáng?
3. Ngọn hải đăng khẳng định điều gì?
4. Tên gọi nào dưới đây có thể đặt cho bài đọc?
- Người chiến sĩ trên đảo Trường Sa
- Trạm hải đăng đảo Sơn Ca
- Từ trên đỉnh tháp
Gợi ý trả lời:
1. Tàu đưa mọi người tới thăm đảo Sơn Ca – nơi có ngọn hải đăng đẹp nhất Trường Sa.
2. Ngọn hải đăng luôn sáng là nhờ những người thợ nơi đây thay phiên nhau thức.
3. Ngọn hải đăng khẳng định vùng biển trời này là của Tổ quốc thân yêu.
4. Em chọn tên gọi: Trạm hải đăng đảo Sơn Ca
Câu 2
Viết
Hồ Chí Minh Nguyễn Bá Ngọc
Cù Chính Lan Ông Ích Khiêm
Câu 3
Tìm từ ngữ chỉ sự vật và chỉ hoạt động có trong câu sau:
Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn.
Gợi ý trả lời:
- Từ chỉ sự vật: tháp, người thợ, hệ thống đèn
- Từ chỉ hoạt động: lau chùi, kiểm tra
Câu 4
Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
Gợi ý trả lời:
- Em muốn tới Pháp ngắm tháp Ép-phen.
- Những người thợ đang làm việc chăm chỉ trong nhà máy.
- Nhờ có những người thợ, hệ thống đèn mới hoạt động được.
- Bố em đang lau chùi lại chiếc tủ gỗ.
- Cô giáo kiểm tra bài cũ.
Câu 5
Nói và nghe
Cùng bạn đóng vai nói và đáp:
a. Lời cảm ơn thầy cô, bác thủ thư.
b. Lời khen ngợi khi bạn đạt thành tích cao trong học tập.
Gợi ý trả lời:
a. * Với thầy cô:
– Học sinh: Em cảm ơn cô vì đã dạy chúng em nhiều điều ý nghĩa ạ!
– Cô giáo: Em học tập chăm chỉ là cô vui rồi!
* Với bác thủ thư:
– Học sinh: Cháu cảm ơn bác ạ, cháu thấy yêu hơn thư viện trường mình là nhờ có bác ạ!
– Bác thủ thư: Các cháu đọc sách chăm chỉ là bác vui rồi!
b.
– Bạn: Chúc mừng cậu nhé! Kết quả mà cậu đạt được thật xứng đáng!
– Em: Cảm ơn cậu nhé! Chúng mình cùng cố gắng học tập hơn nữa nhé!
Câu 6
Trao đổi với bạn bài đọc về người lao động đã đọc theo gợi ý:
- Tên bài đọc
- Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
- Từ ngữ chỉ công việc
- Điều em biết thêm
Gợi ý trả lời:
- Tên bài đọc: Những người giữ lửa trên biển
- Từ ngữ chỉ nghề nghiệp: người thợ
- Từ ngữ chỉ công việc: lau chùi, kiểm tra
- Điều em biết thêm: Ngọn hải đăng không chỉ giúp tàu thuyền không bị lạc hướng trong đêm mà còn khẳng định vùng biển trời này là của Tổ quốc thân yêu.
Ôn tập 2
Câu 1
Đọc: Cánh cửa nhớ bà
Cánh cửa nhớ bà
Ngày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới.
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa – ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi!
Đoàn Thị Lam Luyến
1. Khổ thơ thứ nhất kể về điều gì?
2. Hình ảnh nào trong khổ thơ thứ hai cho thấy sự thay đổi của bà và cháu theo thời gian?
3. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?
- Cần ở những ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
- Nên cài những then cửa cao thấp khác nhau.
- Cần biết yêu thương, kính trọng bà của mình.
4. Tìm vị trí các tiếng có vần ên trong mỗi dòng thơ.
Gợi ý trả lời:
1. Khổ thơ thứ nhất kể về việc khi còn nhỏ cháu cài then cửa dưới còn bà cài then cửa trên.
2. Hình ảnh trong khổ 2 cho thấy sự thay đổi của bà và cháu theo thời gian là: cháu đã lớn nên cài được then trên. Còn bà ngày càng già đi, lưng còng xuống nên chỉ cài được then dưới.
3. Điều mà tác giả muốn gửi gắm thông qua bài thơ đó là: Cần biết yêu thương, kính trọng bà của mình.
4. Vị trí các tiếng có vần ên trong mỗi dòng thơ là: Chữ “trên” cuối cùng của dòng thơ thứ 4, thứ 7.
Câu 2
Viết:
a. Nghe – viết: Cánh cửa nhớ bà (hai khổ cuối)
b. Tìm tiếng phù hợp với mỗi ô trống màu xanh:
c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi 🌸:
Gợi ý trả lời:
a. Nghe – viết
Cánh cửa nhớ bà
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới.
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa – ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi!
b) Tìm tiếng phù hợp:
Âm đầu/ Vần |
c |
k |
g |
gh |
ng |
ngh |
im hoặc iêm |
chim |
kim |
ghim |
nghiêm |
||
an hoặc ang |
chan |
gang |
Ngang/ ngan |
c) Chữ ch hoặc tr: Chăm làm, trông mong, trong lành, chúc mừng
Vần ui hoặc uôi: Gần gũi, nuôi nấng, cắm cúi, cuối cùng
Câu 3
Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ⬜:
Vừa thấy cô giáo, chú bộ đội bước nhanh tới, vội ngả chiếc mũ xuống:
– Em chào cô ạ!
Cô giáo bỗng đứng sững lại ⬜ Chúng em cũng nín lặng vây quanh⬜
– Thưa cô, em về thăm sức khoẻ của cô!
Cô giáo như chợt nhớ ra:
– Ồ ⬜ Em Thanh! Em lái máy bay à⬜ Em còn nhớ cô ư⬜
– Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo⬜
Theo Phong Thu
Gợi ý trả lời:
Vừa thấy cô giáo, chú bộ đội bước nhanh tới, vội ngả chiếc mũ xuống:
– Em chào cô ạ!
Cô giáo bỗng đứng sững lại. Chúng em cũng nín lặng vây quanh.
– Thưa cô, em về thăm sức khoẻ của cô!
Cô giáo như chợt nhớ ra:
– Ồ! Em Thanh! Em lái máy bay à? Em còn nhớ cô ư?
– Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo.
Câu 4
Viết 4 – 5 câu tả một đồ vật trong nhà theo gợi ý:
a. Em tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
- Hình dáng
- Kích thước
- Màu sắc
- Chất liệu
c. Tình cảm của em với đồ vật đó.
Gợi ý trả lời:
Mẫu 1:
Ở góc bàn học của em có đặt một chiếc đèn bàn. Đèn khá cao, làm từ nhựa cứng cáp màu trắng. Bóng đèn hình chữ nhật, nằm ở trong chụp đèn. Chỉ cần xoay chiếc nút ở dưới chân đèn, em có thể điều chỉnh sang nhiều mức độ sáng khác nhau. Em rất thích chiếc đèn của mình.
Mẫu 2:
Trong nhà, đồ vật mà em yêu quý nhất là chiếc quạt cầm tay. Đây là món quà mà bố đã mua tặng em nhân dịp sinh nhật. Quạt có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn. Nó được bao phủ bởi một màu hồng nhạt dễ thương. Chiều dài hơn một gang tay của em. Quạt có hai bộ phận là phần quạt có chứa lồng quạt để bảo vệ và quần thân để giúp cho quạt đứng được. Những ngày hè nóng nực, em thường dùng nó để giải tỏa cơn nóng. Quạt cầm tay nên rất tiện lợi, có thể cầm đi theo khắp mọi nơi. Em rất yêu quý chiếc quạt cầm tay này. Những khi không dùng đến, em thường cất và giữ gìn quạt thật cẩn thận.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập cuối học kì I trang 146 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 1 – Tuần 18 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.