Nước Đại Việt ta được trích trong Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định nước ta có có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Neu-edutop.edu.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nước Đại Việt ta. Các bạn học sinh cùng tham khảo để chuẩn bị bài một cách tốt nhất.
Soạn bài Nước Đại Việt ta – Mẫu 1
Soạn văn Nước Đại Việt ta chi tiết
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.
– Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
– Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.
– Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
– Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.
– Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp
– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê… Tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm này là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập đã ghi lại hình ảnh người anh hùng vĩ đại cũng vừa là con người trần thế.
II. Tác phẩm
1. Thể loại
– Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
– Cáo phần nhiều được viết bằng văn biên ngẫu (không hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai về đối nhau)
– Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc đáng.
– Bài đại cáo trên được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu 10 chữ ngắt nhịp 4/6).
2. Hoàn cảnh sáng tác
– “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428).
– Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ.
– Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong Bình Ngô đại cáo do Bùi Văn Nguyên dịch dựa theo bản dịch của Bùi Kỷ. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt tên.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa.
- Phần 2. Tám câu tiếp theo: Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước.
- Phần 3. Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
– “Yên dân”: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
– “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
=> Nhân nghĩa là phải vì nhân dân, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc
2. Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước
Nguyễn Trãi đã chứng tỏ đất nước ta là một đất nước có:
- Nền văn hiến riêng: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
=> Khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, cũng như là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Dẫn chứng hùng hồn về sự thất bại của kẻ thù trong quá khứ: “Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.
=> Đây đều là những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Từ đó khẳng định sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách.
– Nội dung: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kỳ hành động xâm lược trái đạo lý nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
– Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, chứng cứ giàu sức thuyết phục, giọng thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc…
Soạn văn Nước Đại Việt ta ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào?
Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý rằng nước ta là một nước có:
- Nền văn hiến lâu đời: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục, tập quán: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử với các triều đại: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Câu 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
– “Yên dân”: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
– “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
=> Nhân nghĩa là phải vì nhân dân, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc
– “Người dân”: Nhân dân Đại Việt.
– “Kẻ bạo ngược”: Giặc Minh.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt” ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
– Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:
- Nền văn hiến
- Cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán.
- Lịch sử riêng, chế độ riêng
* So sánh với Sông núi nước Nam:
- Bài Sông núi nước Nam: ý thức về độc lập dân tộc được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
- Bài Nước Đại Việt ta, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
– Cách dùng từ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác để khẳng định một cách sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ đồng thời kể ra những kẻ xâm lược phương Bắc đã chịu thất bại mà sử sách còn ghi rõ.tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.
– Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lý, Trần so sánh với Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
– Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.
Câu 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Thật vậy, sức thuyết phục của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của mình phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Những chân lý và những khẳng định về chủ quyền về tự do được Nguyễn Trãi khẳng định đanh thép, hùng hồn trong từng câu chữ. Nước Đại Việt ta là một đất nước có chủ quyền lãnh thổ, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Chính vì thế kẻ thù có ý định xâm lược nước ta tất yếu sẽ thất bại. Chính thực tiễn được Nguyễn Trãi đưa ra từng những thất bại của Lưu Cung, Triệu Tiết hay Hàm Tử, Ô Mã đã chứng minh tất cả lý lẽ mà Nguyễn Trãi đưa ra là đúng.
Câu 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
– Tư tưởng nhân nghĩa:
- Yên dân
- Trừ bạo
II. Luyện tập
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Gợi ý:
– Bài Sông núi nước Nam: ý thức về độc lập dân tộc được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở/Vằng vặc sách trời chia xứ sở
– Bài Nước Đại Việt ta, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới:
- Nền văn hiến riêng: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Soạn bài Nước Đại Việt ta – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào?
Tác giả đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước:
- Nền văn hiến lâu đời: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục, tập quán: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử với các triều đại: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Câu 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
– Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là quan tâm, chăm lo đến đến đời sống của nhân dân.
– Người dân mà tác giả nói tới là nhân dân của nước Đại Việt.
– “Kẻ bạo ngược” mà tác giả nói tới là kẻ thù xâm lược, mà cụ thể là giặc Minh.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt” ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
– Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố
- Nền văn hiến
- Cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử riêng, chế độ riêng
– “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam”:
- Bài Sông núi nước Nam: Ý thức dân tộc được xác định ở phương diện là lãnh thổ và chủ quyền.
- Bài Nước Đại Việt ta: Ý thức dân tộc được mở rộng ở phương diện nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử và chế độ riêng.
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
– Sử dụng nhiều từ ngữ để diễn đạt tính sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác…
– Sử dụng những câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lý, Trần so sánh với Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
– Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.
Câu 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là phải diệt mọi thế lực bạo tàn để làm cho cuộc sống của nhân dân được ấm no, yên bình. Những chân lý và về chủ quyền về tự do được Nguyễn Trãi khẳng định đanh thép, hùng hồn trong từng câu chữ. Đại Việt là một đất nước có chủ quyền lãnh thổ, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Vì vậy, bất cứ kẻ thù có ý định xâm lược tất yếu sẽ thất bại. Thực tiễn đã được chứng minh qua thất bại của Lưu Cung, Triệu Tiết hay Hàm Tử, Ô Mã…
Câu 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
– Tư tưởng nhân nghĩa
- Yên dân
- Trừ bạo
II. Luyện tập
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Gợi ý:
– Giống nhau:
- Được coi là Tuyên ngôn Độc lập
- Hai bài thơ đều khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước, thể hiện khát vọng tự do, độc lập.
– Khác nhau:
– Sông núi nước Nam: ý thức về độc lập dân tộc được xác định ở lãnh thổ và chủ quyền
– Nước Đại Việt ta, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới:
- Nền văn hiến riêng: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nước Đại Việt ta Soạn văn 8 tập 2 bài 24 (trang 25) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.