Soạn bài Những ngọn hải đăng giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 133, 134, 135, 136.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Những ngọn hải đăng – Tuần 16 của Bài 30 Chủ đề Cộng đồng gắn bó theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài Những ngọn hải đăng Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài phần Đọc: Những ngọn hải đăng
- Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa M, N
- Soạn bài phần Luyện tập
- Soạn bài phần Vận dụng
Soạn bài phần Đọc: Những ngọn hải đăng
Khởi động
Nói về những người làm công việc canh giữ biển đảo của Tổ quốc.
Trả lời:
Những chú lính hải quân là những người ngày đêm canh giữ biển đảo của đất nước. Các chú giữ cho vùng biển của đất nước ta được bình yên.
Bài đọc
Những ngọn hải đăng
Hải đăng hay đèn biển, là ngọn tháp được thiết kế để chiếu sáng bằng hệ thống đèn, giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương. Chỉ cần nhìn thấy ánh sáng hải đăng, người đi biển sẽ cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường.
Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời, nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện. Để những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh giữ hải đăng phải thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.
Ngọn đèn biển không bao giờ tắt trong đêm là nhờ công sức của những người canh giữ hải đăng. Với lòng yêu nghề, yêu biển đảo quê hương, họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ nơi biển khơi xa vắng, góp sức mình bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
(Sơn Tùng)
Từ ngữ:
– Định hướng: xác định phương hướng
– Điện năng lượng mặt trời: là nguồn điện được tạo ra từ ánh sánh mặt trời
Câu 1
Nêu ích lợi của những ngọn hải đăng.
Trả lời:
Lợi ích của những ngọn hải đăng: chiếu sáng bằng hệ thống đèn, giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương.
Câu 2
Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì?
Trả lời:
Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời, nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện.
Câu 3
Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả ra sao? Em có suy nghĩ gì về công việc của họ?
Trả lời:
Những người canh giữ hải đăng phải làm việc không kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay giông tố bão bùng.
Công việc của những người canh giữ hải đăng vô cùng vất vả, gian khổ. Họ là những người dũng cảm, kiên trì và vô cùng yêu nghề.
Câu 4
Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự bài đọc.
Trả lời:
Các ý theo trình tự đúng là:
- Vai trò của những ngọn hải đăng.
- Công việc của những người canh giữ hải đăng.
- Ca ngợi những người canh giữ hải đăng.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa M, N
Câu 1
Viết tên riêng: Mũi Né
Câu 2
Viết câu:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
(Ca dao)
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Biển, sóng, đèn biển, sương, đoàn tàu |
Thức dậy, cõng, đứng |
Câu 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ sự vật có trong đoạn thơ trên.
Trả lời:
Những từ ngữ chỉ sự vật khác trong đoạn thơ là: trẻ con, ông trời, dã tràng, mắt, khăn
Câu 3: Hỏi – đáp về sự vật, hoạt động được nói đến trong đoạn thơ
M:
- Cái gì lắc ông trời thức dậy?
- Sóng lắc ông trời thức dậy.
- Dã tràng làm gì?
- Dã tràng cõng nắng.
Trả lời:
Cái gì hóa trẻ con?
Biển hóa trẻ con.
Cái gì đêm qua nhấp nháy?
Đèn biển đêm qua nhấp nháy.
Sóng làm gì?
Sóng lắc ông trời thức dậy.
Đoàn tàu làm gì?
Đoàn tàu thả một chuỗi còi thân thương.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bạn Nga viết thư cho ai?
b. Dòng đầu bức thư ghi những gì?
c. Đoạn nào trong thư là lời hỏi thăm?
d. Đoạn nào trong thư là lời Nga kể về mình và gia đình?
e. Nga mong ước điều gì? Nga chúc chú thế nào?
Trả lời:
a. Bạn Nga viết thư cho chú Thành
b. Dòng đầu bức thư ghi địa chỉ và ngày tháng năm viết thư
c. Đoạn lời hỏi thăm trong thư là đoạn:
Đã lâu chú không về thăm nhà. Sắp đến Tết rồi, ông bà nội, bố mẹ cháu và cả cháu đều rất nhớ chú. Dạo này chú có khỏe không ạ? Ở Trường Sa mùa này có mưa bão nhiều không chú?
d. Lời Nga kể về mình và gia đình là:
Chú Thành ơi, cả nhà mình đều khỏe. Bố mẹ cháu vẫn đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về. Buổi sáng, ông đưa cháu đi học, còn bà thì đi chợ. Ngày nào ông bà cũng nhắc đến chú đấy.
e. Nga mong được ra đảo thăm chú Thành. Nga chúc chú và tất cả các chú bộ đội đảo Trường Sa luôn mạnh khỏe.
Câu 2: Trao đổi với bạn: Em muốn viết thư cho ai? Trong thư, em sẽ viết những gì?
Trả lời:
Em muốn viết thư cho bác của em đang sinh sống và làm việc xa nhà.
Trong thư em sẽ hỏi thăm tình hình sức khỏe và công việc của bác, kể cho bác nghe về gia đình và mời bác về quê chơi.
Câu 3: Dựa vào những điều đã trao đổi với bạn, em hãy viết 3 – 4 câu hỏi thăm tình hình của người nhận thư.
Trả lời:
Đã lâu rồi cháu không thấy bác về thăm nhà. Ông bà và mọi người nhắc đến bác nhiều lắm. Bác dạo này có khỏe không ạ? Công việc của bác ở đó vẫn thuận lợi phải không ạ?
Soạn bài phần Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục.
Trả lời:
Bác Hồ và thiếu nhi Tiệp Khắc
Vào một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác được một đoàn thiếu nhi đến thăm. Vì quá phấn khích nên bạn nhỏ nào cũng muốn đứng cạnh Bác dẫn đến tình trạng chen chúc, xô đẩy nhau. Để giữ trật tự và ổn định các cháu thiếu nhi, Bác đã nảy ra một sáng kiến và hỏi các cháu nhỏ
Bác: Các cháu trông Bác gầy hay mập nào
Thiếu nhi: Bác gầy lắm ạ
Bác: Vậy các cháu có muốn bác gầy yếu không
Thiếu nhi: Dạ không ạ
Bác: Vậy các cháu đừng chen lấn nhau, hãy cử một đại biểu đến hôn Bác thôi nhé
Sau lời nói của Bác, tất cả các cháu thiếu nhi đều trật tự, vâng lời và cử ra một bạn đội trưởng thay mặt cả nhóm đến hôn Bác. Bác đáp lại tình cảm của bạn nhỏ và cảm ơn tất cả các cháu thiếu nhi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những ngọn hải đăng (trang 133) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 16 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.