Tài liệu Soạn văn 12: Nhật kí trong tù, cung cấp những kiến thức hữu ích về tác phẩm, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn bài Nhật kí trong tù
1. Chuẩn bị
Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943)
2. Đọc hiểu
Ngắm trăng
Câu 1. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ.
Hướng dẫn giải:
– Bài thơ được sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
– Hoàn cảnh ấy góp phần hiểu được nội dung của bài thơ, cũng như tính cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Câu 2. Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thì, gia), từ đó đối chiếu với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ.
Hướng dẫn giải:
– Nghĩa của 1 số yếu tố Hán Việt
- ngục trung: trong tù, trong ngục
- vô: không (có)
- tửu: rượu
- hoa: bông hoa
- nhân: người
- hướng: hướng về (tầm nhìn)
- song tiền: nhìn về phía trước qua song sắt
- khán: ngắm
- minh: sáng
- nguyệt: trăng
– Bản Dịch thơ đã dịch khá sát so với phần Dịch nghĩa
Câu 3. Hai dòng đầu bài thơ nêu bối cảnh, tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý phần Dịch nghĩa của hai dòng thơ đầu; giọng điệu ở dòng thơ thứ hai: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? của phần Phiên âm )
Hướng dẫn giải:
– Hoàn cảnh ngắm trăng:
- Thời gian: nửa đêm
- Không gian: trong tù, nơi chỉ có bốn bức tường tối tăm và xiềng xích.
- Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
=> Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
– Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:
- Câu thơ thứ hai là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.
- Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
Câu 4. Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai câu thơ cuối.
Câu 5. Theo em, bài thơ thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
Câu 6. Em thích nhất câu thơ hoặc hình ảnh nào trong bài thơ Ngắm trăng? Vì sao?
Lai Tân
Câu 1. Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân .
– Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Đặc điểm:
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng
- Vần được hiệp: tiền – thiên
- Tuân theo niêm, luật
Câu 2. Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên như thế nào?
Bài thơ viết về bộ máy chính quyền thối nát của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Câu 3. Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân ).
Câu 4. Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Câu 5. Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ).
Câu 6. Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép”. So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nhật kí trong tù Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 17 sách Cánh diều tập 2 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.