Hôm nay, Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh lớp 12 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mời tham khảo nội dung dưới đây.
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
I. Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” (Một khúc ca)
Gợi ý:
a. Tìm hiểu đề
– Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.
– Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là tích cực trau dồi kiến thức và kĩ năng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
– Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.
– Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
– Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.
b. Lập dàn ý
– Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (diễn dịch/quy nạp/phản đề).
- Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếp/tóm tắt nội dung chính của bài viết).
– Thân bài:
- Giải thích khái niệm “sống đẹp”.
- Sống đẹp đem lại lợi ích gì?
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, nêu dẫn chứng về một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
- Bình luận mở rộng: Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Cần làm gì để có sống đẹp hơn.
– Kết bài: Khẳng định lại giá trị của lối sống đẹp.
Tổng kết:
– Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có nội dung sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
– Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
Vấn đề mà Gi.Nê-ru đưa ra nghị luận: Văn hóa và biểu hiện văn hóa ở con người.
Đặt tên: Bàn luận về văn hóa.
b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:
- Giải thích: “Văn hóa – đó có phải… Văn hóa có nghĩa là tất cả những cái đó”.
- Phân tích, chứng minh: Còn lại.
c. Cách diễn đạt văn bản trên đặc sắc: Sử dụng kết hợp các câu hỏi tu từ, liên kết giữa các đoạn văn…
Câu 2. Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Gợi ý:
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: Để tồn tại trong một cuộc sống phức tạp, biến đổi không ngừng, mỗi người cần phải có lí tưởng của riêng mình. L.Tôn-xtôi đã từng nói, “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói
– “Lí tưởng” là mục đích cao cả nhất mà mỗi con người luôn mong muốn thực hiện được.
– Ý nghĩa của câu nói: Lí tưởng chính là yếu tố giúp định hướng cách sống của mỗi người trong cuộc đời. Nếu không có lí tưởng sẽ không có lối sống kiên định rõ ràng, không có mục đích sống cụ thể và như vậy cuộc sống không còn ý nghĩa.
– Đánh giá về tính đúng đắn của câu nói.
2. Vai trò của lí tưởng
– Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ lối, là yếu tố chỉ dẫn mà nó còn chính là đích đến cuối cùng trong cuộc đời mỗi người.
– Khi có lí tưởng mỗi người luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt những công việc cần làm, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.
– Khi hoàn thành tốt mọi công việc, bản thân ngày càng hoàn thiện thì thành công là điều tất yếu, lí tưởng dẫn dắt mỗi con người đến thành công.
– Là động lực để con người vượt qua khó khăn, vấp ngã để hướng đến tương lai
– Nhờ lí tưởng cao đẹp, của mỗi cá nhân mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn bởi khi đó sẽ có tập hợp những lí tưởng tích cực, mỗi người đều hành động vì lí tưởng của mình.
– Lí tưởng là cái cốt lõi thể hiện vai trò, giá trị mục đích sống của con người. Sống mà không có lí tưởng đơn thuần là sự tồn tại vô nghĩa. “Linh hồn của con người cần lí tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực tế nhưng chúng ta sống vì lí tưởng” ( Victor Hugo ).
3. Phản đề, mở rộng
– Không phải chỉ khát khao những điều cao xa mới là có lí tưởng đẹp, lí tưởng cao cả. Lí tưởng cao cả còn là những suy nghĩ chân thành, tích cực, hướng con người ta đến cái thiện, cái đẹp.
– Nếu không có lí tưởng, con người sẽ sống mà không có mục đích, lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, dễ sa vào những hành động tội lỗi.
– Cần phân biệt đâu là lí tưởng cao đẹp, tích cực đâu là những dục vọng tầm thường, những ham muốn phi nhân tính ảnh hưởng đến cộng đồng.
4. Nhận thức của bản thân
– Cần có thái độ lên án những người sống không có lí tưởng để họ tự nhận thức lại bản thân, tự xác định mục đích sống.
– Mặt khác, cần biết trân trọng những người có lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm tấm gương để tự hoàn thiện mình.
– Bản thân cần phải tự xác định đâu mới thực sự là lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm kim chỉ nam để thực hiện mọi công việc, có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.
– “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời” (Belinsky), nghĩa là lí tưởng sống là yếu tố tất yếu phải có trong mỗi người trẻ, không có lí tưởng sống sẽ không có cuộc sống thực sự.
III. Kết bài
- Nêu nhận định chung về vấn đề lí tưởng sống của mỗi người.
- Mỗi người cần xác định cho mình một lí tưởng sống tích cực để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Xem thêm tại Nghị luận Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Soạn văn 12 tập 1 tuần 1 (trang 20) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.