Soạn bài Món quà đặc biệt giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86, 87, 88, 89.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Món quà đặc biệt – Tuần 10 của Bài 18 Chủ đề Mái nhà yêu thương theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc: Món quà đặc biệt
Khởi động
Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân.
Trả lời:
Những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương với người thân là:
- Quan tâm, chăm sóc người thân
- Nói lời yêu thương với người thân
- Tặng quà người thân vào những dịp đặc biệt
- Giúp đỡ người thân
Bài đọc
Món quà đặc biệt
Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp đặc biệt được chị nắn nót viết:
Ngắm nghĩa tấm thiệp, băn khoăn:
– Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
– Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không?
– A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quà “bí mật” tặng bố đã xong. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu.
– Bố ơi…
Bố nhìn hai chị em.
– Hai chị em sao thế?
– Chúng con…
– Chúc mừng sinh nhật bố!
Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã:
– Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa.
Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng:
– Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con.
Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà.
(Phong Điệp)
Từ ngữ:
– Đăm chiêu: có vẻ đang suy nghĩ một điều gì đó.
– Rơm rớm: ứa nước mắt như sắp khóc.
Câu 1
Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
Trả lời:
Hai chị em đã viết ra những điểm tốt và cả điểm chưa tốt của bố, cụ thể là:
- Tính rất hiền
- Nói rất to
- Ngủ rất nhanh
- Ghét nói dối
- Nấu ăn không ngon
- Yêu mẹ
Câu 2
Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?
a. băn khoăn
b. đăm chiêu
c. hồi hộp
d. ngạc nhiên
Trả lời:
Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em là: ngạc nhiên
Câu 3
Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
Trả lời:
Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp.
Câu 4
Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?
Trả lời:
Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa.
Câu 5
Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất chi tiết hai chị em cùng chuẩn bị thiệp để tặng bố. Vì qua hành động và lời nói của hai chị em thì em có thể thấy được tình yêu thương mà hai bạn dành cho bố của mình.
Em thích nhất chi tiết bố choàng tay ông hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa. Vì chi tiết này cho em thấy được người bố rất yêu 2 bạn nhỏ.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa G, H
Câu 1
Viết tên riêng: Hà Giang
Trả lời:
Học sinh chú ý “Hà Giang” là tên riêng chỉ một địa danh tỉnh thành. Ở chữ cái đầu của mỗi tiếng phải được viết hoa.
Câu 2
Viết câu:
Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng
Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra
(Nguyễn Đức Mậu)
Trả lời:
- Học sinh chú ý “Hà Giang” là tên riêng chỉ một địa danh tỉnh thành. Ở chữ cái đầu của mỗi tiếng phải được viết hoa.
- Phân biệt các quy tắc chính tả gi/r; s/x; ch/tr.
- Chú ý dấu câu ở dòng thứ 2.
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lặng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Trả lời:
Những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất trong đoạn thơ là: im phắc, miệt mài, say mê, dịu dàng, đảm đang, tần tảo, vụng về.
Câu 2: Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.
- Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Trả lời:
- Câu kể: Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
- Câu cảm: A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
- Câu khiến: Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
Câu 3: Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
Trả lời:
Câu khiến có dấu hiệu nhận biết là:
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để đưa ra yêu cầu đối với người khác.
Câu 4: Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:
a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim
b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
Trả lời:
a. Các em trật tự một chút nào!
b. Bố mẹ ơi sắp tới mình về quê nhé!
c. Bố mua cho con cuốn truyện kia đi!
Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.
Trả lời:
Tên đồ vật |
Đặc điểm về màu sắc |
Đặc điểm hình dạng, kích thước |
Đặc điểm về hoạt động, công dụng |
Xe đạp |
Xanh da trời |
Cao ngang người, gồm tay lái, yên xe, bàn đạp, giỏ xe, bánh xe |
Giúp em di chuyển nhanh chóng hơn |
Đồng hồ |
Xanh lá cây, vàng, đỏ |
Hình tròn, phía trên có 2 chiếc chuông, có 2 chiếc chân nhỏ, có 3 chiếc kim |
Chỉ giờ, báo thức |
Cặp sách |
Xanh da trời, đỏ |
Hình chữ nhật, có 2 quai để đeo |
Đựng sách vở và các đồ dùng học tập khác |
Lật đật |
Đỏ, cam |
Gồm các hình tròn to nhỏ gắn với nhau |
Đồ chơi |
Đèn học |
Đỏ, trắng |
Gồm đầu và thân đèn, thân đèn hình chú chuột ngộ nghĩnh |
Chiếu sáng mỗi khi học bài |
Câu 2: Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó.
G:
– Viết câu tả màu sắc
M: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
– Viết câu tả hình dáng, kích thước
M: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.
– Viết câu tả hoạt động, công dụng
M: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng “tách tách” của ổ khóa nghe thật vui tai.
Trả lời:
Chiếc ti vi
- Chiếc ti vi nhà em có màu đen bóng loáng.
- Màn hình ti vi to và rộng.
- Khi mở ti vi lên, hình ảnh vô cùng sắc nét.
Bảng
- Chiếc bảng màu xanh rêu.
- Bảng có hình chữ nhật, được treo gần kín bức tường phía trước lớp.
- Sau mỗi giờ học, bảng lúc nào cũng kín những dòng chữ của cô giáo.
Câu 3: Chia sẻ đoạn văn của em với bạn bè, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Món quà đặc biệt (trang 86) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.