Để giúp học sinh củng cố kĩ năng phân tích. Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích, vô cùng hữu ích dành cho học sinh.
Hy vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích – Mẫu 1
Câu 1. Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.
Gợi ý:
a. Khái niệm tự tin và tự phụ:
- Tự ti: tự đánh giá thấp về bản thân.
- Tự phụ:tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
b. Biểu hiện của hai căn bệnh trên:
– Tự tin:
- Đánh giá thấp năng lực, sở trường… của bản thân.
- Sống khép kín, thu mình, sợ đám đông
- Không dám nghĩ, dám làm.
- Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh…
– Tự phụ:
- Đề cao bản thân quá mức.
- Luôn tự cho mình là đúng.
- Có thái độ coi thường người khác khi đạt được một thành công…
c. Tác hại của tự ti và tự phụ
– Tác hại của thái độ tự ti.
- Bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để thể hiện bản thân.
- Thu hẹp mối quan hệ với mọi người xung quanh.
- Khó đạt được thành công trong cuộc sống…
– Tác hại của tự phụ.
- Có cái nhìn phiến diện về bản thân.
- Dễ ngủ quên trong chiến thắng.
- Dễ gặp phải thất bại trong cuộc sống.
- Không có được sự tôn trọng, yêu thương từ mọi người xung quanh…
d. Thái độ sống hợp lí
- Cần phải hiểu được và tự tin vào khả năng của bản thân.
- Sống khiêm tốn và trung thực.
- Tích cực tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp…
Câu 2. Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
(Vịnh khoa thi Hương, Trần Tế Xương)
– Phân tích nghệ thuật sử dụng các từ:
- Sĩ tử “lôi thôi, vai đeo lọ” gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
- Quan trường “ậm ọe, miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài.
– Biện pháp đảo trật từ từ “Lôi thôi – sĩ tử, Ậm ọe – quan trường”: nhấn mạnh dáng điệu, hành động của các sĩ tử và quan trường.
– Hình ảnh “vai đeo lọ”, “miệng thét loa”: sĩ tử và quan trường không còn vẻ trí thức, trang nghiêm mà đầy chợ búa, nhếch nhác.
– Cảnh thi cử: Cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ. Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích – Mẫu 2
Câu 1. Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.
Gợi ý:
Đầu tiên, tự ti là hành vi tự quở trách bản thân bằng cách tự coi thường, đánh giá thấp bản thân mà không dám thể hiện chính mình. Còn tự phụ là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
Biểu hiện của tự ti có thể kể đến như tự đánh giá thấp năng lực, sở trường… của bản thân; Thái độ sống khép kín, thu mình, sợ đám đông; Không dám nghĩ, dám làm; Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh… Còn biểu hiện của tự phụ là tự đề cao bản thân quá mức; luôn tự cho mình là đúng; Có thái độ coi thường người khác khi họ đạt được thành công…
Tác hại của tự ti là con người sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để thể hiện bản thân; Thu hẹp mối quan hệ với mọi người xung quanh; Khó đạt được thành công trong cuộc sống… Còn tác hại của tự phụ là sẽ có cái nhìn phiến diện về bản thân; Khi đạt được thành công thì dễ ngủ quên trong chiến thắng; Không có được sự tôn trọng, yêu thương từ mọi người xung quanh…
Chúng ta cần phải hiểu được và tự tin vào khả năng của bản thân, sống khiêm tốn và trung thực cũng như tích cực tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp…
Câu 2. Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
(Vịnh khoa thi Hương, Trần Tế Xương)
Những nhân vật trung tâm ở trường thi là sĩ tử và quan trường – được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội. Sĩ tử là người đi thi, còn quan trường là những ông quan coi thi. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để khắc họa hình ảnh sĩ tử, quan trường thêm phần đặc sắc. Dáng vẻ của sĩ tử trông thật “lôi thôi”, “vai đeo lọ”, mất hết vẻ nho nhã trí thức. Còn quan trường thì “ậm oẹ” – ở đây chỉ âm thanh ú ớ, nói không thành tiếng rõ, nhưng cái giọng điệu lại lên gân la lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi chứ không có thực quyền. Đến giám khảo cũng không còn cái dáng nghiêm trang đáng tôn kính nữa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Soạn văn 11 tập 1 tuần 4 (trang 43) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.