Để củng cố thêm về thao tác lập luận bình luận, trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được luyện tập thao tác lập luận bình luận.
Sau đây, Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận bình luận, mời bạn đọc tham khảo.
Soạn văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Anh (chị) được giao viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.
a. Hãy xác định rõ:
– Bài văn viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận vì người viết cần phát biểu ý kiến riêng của cá nhân.
– Vấn đề cụ thể cần được chọn cho bài viết của mình: trình bày một trong những khía cạnh của vấn đề như chống nói tục, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, biết nói cảm ơn và xin lỗi, dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành…
– Bài văn ấy nên viết theo dàn ý:
- Giới thiệu về vấn đề cần bình luận.
- Trình bày một cách chính xác những hiện tượng liên quan đến vấn đề cần bình luận.
- Đánh giá vấn đề (nêu ra quan điểm cá nhân của người viết).
- Bàn bạc, mở rộng thêm về vấn đề (thái độ, cách giải quyết vấn đề…).
Gợi ý: Dàn ý của khía cạnh biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi”.
1. Mở bài:
Nêu vấn đề cần bình luận: biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”
2. Thân bài
– Biểu hiện:
- Nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
- Nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái.
– Ý nghĩa của lời nói cảm ơn và xin lỗi:
- Thể hiện sự tôn trọng với người nhận được lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi”.
- Biểu hiện của một con người văn minh, lịch sự.
=> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
– Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp: Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3. Kết bài: Kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.
b. Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập theo trình tự sau đây:
– Xây dựng tiến trình lập luận.
- Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng (vấn đề) một cách trung thực, rõ ràng (trực tiếp hoặc gián tiếp).
- Điểm lại những ý kiến đã nói (viết) về khía cạnh ấy bằng cách liệt kê lại những ý kiến tiêu biểu.
- Nêu quan điểm của mình, đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục.
– Tìm cách diễn đạt thuyết phục: lập luận chặt chẽ, văn phong rõ ràng…
– Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết.
Câu 2. Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:
a. Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh chị vừa xây dựng trên lớp.
Gợi ý:
Ông cha ta thường răn dạy con cháu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Và lời “Xin lỗi” và “Cảm ơn” có vai trò quan trọng trong văn hóa ứng xử giữa con người.
Con người cần nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh. Ngược lại, khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.
Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sẽ giúp lòng mình được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Lời cảm ơn hay xin lỗi chân thành sẽ khiến con người với con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn vì những điều tưởng như bình dị, giản đơn nhưng có tầm quan trọng vô cùng
Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn. Đồng thời nếu làm điều sai trái mà không chịu xin lỗi, nhận lỗi sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánh giá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến hay còn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõ rệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khi đưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra những lời cảm ơn không có nhiều tình cảm. Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm. Chỉ một lời “Cảm ơn” hoặc “Xin lỗi” rất đơn giản đã góp phần thể hiện bạn là con người như thế nào.
Mỗi người hãy tự nhận thức được tầm quan trọng của lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi” để từ đó luôn biết sử dụng đúng đắn.
b. Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm (như vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…)
Gợi ý:
1. Mở bài
– Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.
2. Thân bài
– Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí…)
– Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
- Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp oxy.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi…)
– Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
- Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
- Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon, xói mòn đất…
– Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
3. Kết bài
– Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh.
c. Bàn về một vấn đề văn học (như: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo, sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc đối với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử…)
Gợi ý:
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo.
– Đánh giá chung: Truyện ngắn Chí Phèo đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
2. Thân bài
– Giải thích khái niệm tư tưởng nhân đạo.
– Điểm mới mẻ của tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo: Phản ánh nỗi đau tinh thần của người nông dân khi đánh mất chính mình (Chứng minh qua nhân vật Chí Phèo – lưu manh, tha hóa).
– Đánh giá về tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của Nam Cao, cũng như tác phẩm Chí Phèo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Soạn văn 11 tập 2 tuần 28 (trang 81) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.