Hôm nay, Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn, vô cùng hữu ích.
Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 9 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Khái niệm liên kết
Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
1.
Đoạn văn bàn về: Cách phản ánh hiện thực của văn nghệ.
– Chủ đề của đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
2.
– Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:
- Câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại đời sống.
- Câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ.
- Câu (3): Mục đích là sự gửi gắm của người nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.
– Những câu văn trên góp phần làm nổi bật chủ đề của đoạn văn. Trình tự sắp xếp hợp lý, logic.
3.
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện bằng các biện pháp:
- Lặp từ “tác phẩm”, sử dụng từ cùng trường nghĩa là “tác phẩm, nghệ sĩ”
- Phép thế từ “anh – nghệ sĩ”
- Sử dụng quan hệ từ “nhưng”
- Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
Tổng kết:
– Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn cần liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
– Về nội dung:
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
- Các đoạn văn và các câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)
– Về hình thức, các câu và đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính sau đây:
- Lặp lại từ ngữ đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng)
- Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).
II. Luyện tập
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý.
Gợi ý:
1.
– Chủ đề của đoạn văn: Cái mạnh, yếu của con người Việt Nam.
– Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy:
- Câu (1, 2): Phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh.
- Câu (3, 4): Khẳng định và phân tích điểm yếu.
- Câu (5): Nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta cần làm.
2.
Các câu được liên kết bằng những phép liên kết:
- Phép nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn – ấy là.
- Phép thế: sự thông minh, nhạy bén với cái mới – Bản chất trời phú ấy.
- Phép lặp: lỗ hổng – lỗ hổng này (câu 4 và 5).
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn Soạn văn 9 tập 2 bài 21 (trang 42) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.