Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được hướng dẫn để ôn tập kiểm tra tổng hợp cuối năm. Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Kiểm tra tổng hợp cuối năm. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.
Soạn văn Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Hướng dẫn chuẩn bị bài:
I. Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
C |
B |
A |
C |
D |
D |
D |
D |
C |
D |
B |
B |
II. Phần tự luận
Đề 1:
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
– Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, mất năm 2014. Tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận… Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941), truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992), Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)…
– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài. Truyện được viết vào năm 1952 và là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, “cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó” với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.
Câu 2.
Tham khảo chi tiết tại Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt.
Đề 2:
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Ơ. Hê – minh -uê và tác phẩm Ông già và biển cả.
– Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là một nhà văn người Mỹ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn xuôi hiện đại phương Tây. Ông bước vào đời với nghề viết báo, làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các tác phẩm của ông: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)… Ông được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.
– Tác phẩm Ông già và biển cả: Ông già và biển cả (1952) là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Huê-minh-uê.
Câu 2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Gợi ý:
a. Thời gian:
– Khái niệm:
- Thời gian là khái niệm trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.
- Thời gian là vô giá đối với tất cả mọi người, là thứ tài sản ta có nhiều nhất thế nhưng thực tế không phải ai cũng nhận ra tầm quan trọng của nó.
– Bình luận:
- Rất nhiều người lầm tưởng thời gian là vô hạn nên lấy sự lười biếng để hoang phí tuổi thanh xuân.
- Thời gian rất vô tình, không vì ai mà trôi nhanh hơn cũng không vì ai mà chậm lại.
- Con người cần biết tận dụng tuổi trẻ để sống và làm những việc có ý nghĩa.
b. Lời nói:
– Vô hình vô dạng, không ai có thể cầm nắm, chính vì thế một khi đã phát ra người ta chẳng bao giờ có thể thu lại được, nhưng lại dễ dàng in sâu trong trái tim người khác.
– Lời nói có thể khiến người ta tổn thương sâu sắc nhưng cũng có thể khiến người ta hạnh phúc vô bờ, điều đó tùy thuộc vào cách nói.
– Lời nói thể hiện tầm hiểu biết, sự thông tuệ và tính cách của mỗi cá nhân và cách nói chuyện sẽ quyết định đến 80% thiện cảm của người đối diện dành cho bạn.
c. Cơ hội:
– Một bước đệm để con người chạm đến với lý tưởng ước mơ và giới hạn của bản thân. Mỗi chúng ta không thể gặp quá nhiều cơ hội trong đời và cơ hội cũng không lặp lại hoàn toàn ở những thời điểm khác nhau bao giờ.
– Mỗi một đời người đều đã từng bỏ qua rất rất nhiều cơ hội, thế nhưng không phải việc lựa chọn bỏ qua nào cũng là sai lầm và để lại nuối tiếc, mà có khi nó lại là bước đệm để sản sinh những cơ hội tuyệt vời khác.
– Cần suy nghĩ thật thận trọng mỗi khi quyết định từ chối một cơ hội nào đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm (lớp 12, học kì II) Soạn văn 12 tập 2 tuần 35 (trang 198) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.