Độc Tiểu Thanh kí là một bài thơ chữ Hán khá nổi tiếng của Nguyễn Du. Sau đây, tài liệu Soạn văn 11: Độc “Tiểu Thanh kí”, sẽ được Neu-edutop.edu.vn giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải.
Soạn bài Độc “Tiểu Thanh kí”
Trước khi đọc
Bạn hiểu thế nào là “tri âm” và biết thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nào nói về chuyện “tri âm”? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Gợi ý:
- “Tri âm” là người hiểu tiếng đàn của người khác; ý chỉ người thấu hiểu được lòng mình.
- Ví dụ: Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo),…
Đọc văn bản
Hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào với sáu dòng thơ đầu?
Gợi ý:
Sáu câu trước Nguyễn Du dùng để viết về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc. Từ đó, tác giả liên hệ đến cuộc đời của chính mình qua hai dòng thơ cuối.
Sau khi đọc
Câu 1. Chủ thể trữ tình và tác giả ở tác phẩm này có phải là một? Căn cứ vào các chi tiết nào trong văn bản để bạn xác định như vậy?
Có thể xem chủ thể trữ tình và tác giả là một. Căn cứ:
- Chủ thể trữ tình xưng ngã (ta)
- Tác giả là Nguyễn Du (có tên chữ là Tố Như).
Câu 2. Phân tích tính cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với số phận của nàng Tiểu Thanh (chú ý từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ).
- cảnh đẹp hóa gò/bãi hoang: gợi nỗi buồn trước sự tàn phai của cảnh đẹp.
- nhất chỉ thư (tập sách giấy mỏng), độc điếu (một mình khóc thương): niềm xót thương, ái ngại trước thân phận bé nhỏ của nàng Tiểu Thanh,
- son phấn có thần: thái độ trân trọng, niềm tin gặp được tri âm ở hậu thế
- tập thơ bị đốt dở: niềm thương xót cho những người có số phận như nàng Tiểu Thanh
- cổ kim hận sự (mối hận xưa nay), phong vận kỳ oan (nỗi oan lạ lùng0: nỗi đau đơn, tiếng kêu cho những số phận tài hoa bạc mệnh
- thiên nan vấn (khó hỏi trời), ngã tự cư (ta tự coi): sự ai oán, đồng nhất mình với những kẻ tài hoa bạc mệnh
Câu 3. Hãy chỉ ra mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối. Từ đó, bạn hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông?
– Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối: thoạt nhìn tưởng chừng như có sự đứt gãy, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy có mối quan hệ tiếp nối tự nhiên theo lô- gíc liên tưởng tương đồng; tác giả đã “trông người liền ngẫm đến ta”, thấy “thương người” thì lại càng “thương mình”. Cái tên “Tố Như” xuất hiện ở câu thơ cuối được đặt trong sự đối sánh với cái tên Tiểu Thanh trong nhan đề và dòng thơ sáu, cụm từ “ngã tự cư” trong dòng sáu chính là bản lễ giữa hai phần.
– Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố của thời đại, vì vậy ông luôn mang một trái tim nhạy cảm, chất chứa nhiều tâm sự.
Câu 4. Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ. Từ việc đọc hiểu bài thơ trên, bạn rút ra được lưu ý gì khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?
– Cảm hứng chủ đạo: niềm cảm thương chân thành, sâu sắc với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như Nguyễn Du.
– Thông điệp: sự tri âm, tri kỉ hay sự thấu cảm, tình thương giữa người với người là vô cùng quý giá, không thể thiếu trong cuộc sống.
– Một số lưu ý:
- Tìm hiểu kĩ bản dịch để hiểu được ý nghĩa của từng câu thơ
- Tra cứu điển tích, điển cổ được sử dụng trong bài
- Vận dụng kết hợp các tri thức về tác giả, thể loại
- Xác định bố cục, nội dung và nghệ thuật
Câu 5. Bình luận ý kiến cho rằng: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh kí”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.
– Hình bóng của tác giả có thể hiểu là hình ảnh hay dấu ấn con người của tác giả. Với mỗi thể loại, hình ảnh hay dấu ấn này được thể hiện theo cách riêng.
– Trong hai tác phẩm Độc “Tiểu Thanh kí” và Truyện Kiều không khó để nhận ra hình bóng của Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thúy Kiều.
– Trong Độc “Tiểu Thanh kí” (thơ trữ tình): tác giả gần như đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du – tác giả), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du, thương xót Tiểu Thanh cũng là cách Nguyễn Du thương xót chính mình (dù ở đây còn có một hình bóng khác của Nguyễn Du đa sầu đa cảm trước “những điều trông thấy” qua chủ thể trữ tình xưng “ta”.
– Trong Truyện Kiều (truyện thơ Nôm): hình bóng Nguyễn Du phần nào được thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thúy Kiều, một số điểm tương đồng như cuộc đời chìm nổi, khốn khổ của Thúy Kiều với Nguyễn Du, tài năng hay tính đa sầu đa cảm của Thúy Kiều với Nguyễn Du,…
=> Hình bóng của ông trong hai tác phẩm cho thấy: Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết, cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương mãi “nỗi đau đớn lòng”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Độc “Tiểu Thanh kí” Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.