Soạn bài Cầu thủ dự bị giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34, 35, 36, 37, 38.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cầu thủ dự bị – Tuần 4 của Bài 8 Chủ đề Em lớn lên từng ngày theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc – Bài 8: Cầu thủ dự bị
Khởi động
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết:
Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì?
Gợi ý trả lời:
Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao: đá bóng.
Câu 2: Em có thích môn thể thao này không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em thích môn thể thao này vì trông các cầu thủ trên sân rất ngầu.
Bài đọc
CẦU THỦ DỰ BỊ
Nhìn các bạn đá bóng, gấu con rất muốn chơi cùng. Nhưng thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa đội nào muốn nhận cậu.
– Gấu à, cậu làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.
Gấu con hơi buồn nhưng cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, gấu đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ lâu.
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đổ vào gôn, đã đi đá lại,… Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.
Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.
– Tớ nên vào đội nào đây? – Gấu hỏi khỉ.
– Hiệp đầu cậu đá cho đội đỏ, hiệp sau cậu đã cho đội xanh. – Khỉ nói.
Gấu vui vẻ gật đầu. Cậu nghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.
(Theo 100 truyện ngụ ngôn hay nhất)
Từ ngữ
Dự bị: chưa phải là thành viên chính thức, nhưng có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Câu chuyện kể về ai?
Gợi ý trả lời:
Câu chuyện kể về bạn Gấu.
Câu 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?
Gợi ý trả lời:
Lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con vì trông cậu có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt.
Câu 3: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?
Gợi ý trả lời:
Cầu thủ dự bị, gấu con đã cố gắng chạy thật nhanh đi nhặt bóng để các bạn không phải chờ lâu.
Câu 4: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?
Gợi ý trả lời:
Cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình vì sau những lần luyện tập Gấu càng ngày càng đá bóng giỏi hơn.
Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Câu nào trong bài là lời khen?
Gợi ý trả lời:
Câu trong bài là lời khen: Cậu giỏi quá!
Câu 2: Nếu là bạn của Gấu trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem gấu con sẽ trả lời em ra sao?
Gợi ý trả lời:
- Nếu là bạn của Gấu trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con: Gấu ơi cậu cừ thật đấy!
- Em đoán gấu con sẽ trả lời em: Tớ bình thường thôi à!
Soạn bài phần Viết – Bài 8: Cầu thủ dự bị
Câu 1; Nghe-viết: Cầu thủ dự bị
Gợi ý trả lời:
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng rất xa, chạy đi nhặt rồi đá vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi. Các bạn đều muốn rủ gấu về đội của mình.
Câu 2: Những tên riêng nào dưới đây được viết đúng?
Gợi ý trả lời:
Những tên riêng được viết đúng: Hồng, Hùng, Phương, Giang.
Câu 3: Sắp xếp tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:
- Nguyễn Ngọc Anh
- Nguyễn Mạnh Vũ
- Phạm Hồng Đào
- Hoàng Văn Cường
- Lê Gia Huy
Gợi ý trả lời:
Sắp xếp như sau:
- Nguyễn Ngọc Anh
- Hoàng Văn Cường
- Phạm Hồng Đào
- Lê Gia Huy
- Nguyễn Mạnh Vũ
Câu 4: Viết vào vở họ và tên của em và hai bạn trong tổ.
Gợi ý trả lời:
Viết vào vở tên của em và hai bạn trong tổ:
- Nguyễn Bảo Nhi
- Trần Hoài Anh
- Trịnh Gia Bảo
Soạn bài phần Luyện tập – Bài 8: Cầu thủ dự bị
Luyện tập
Câu 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau:
Gợi ý trả lời:
Tên các dụng cụ thể thao sau:
- Vợt tennis
- Vợt cầu lông
- Bóng đá
Câu 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian:
Gợi ý trả lời:
Tên các trò chơi dân gian:
- Bịt mắt bắt dê
- Chi chi chành chành
- Nu na nu nống
- Dung dăng dung dẻ
Câu 3: Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh:
Gợi ý trả lời:
Đặt câu như sau:
- Hai bạn đánh bóng bàn
- Hai bạn đánh cầu lông
- Ba bạn chơi bóng rổ
Vận dụng
Câu 1: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh
Gợi ý trả lời:
Ba bạn đang chơi nhảy dây. Hai bạn cầm 2 đầu dây quăng tròn cho bạn còn lại nhảy theo nhịp. Các bạn chơi rất vui vẻ.
Câu 2: Viết 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã chơi ở trường.
Gợi ý trả lời:
Mẫu 1: Ở trường, em cùng các bạn chơi trò chơi kéo co. Chúng em chia làm 2 đội cầm 2 đầu sợi dây thừng. Bên nào bị kéo về bên đối thủ sẽ bị thua. Trò chơi kéo co rất vui và thích thú.
Mẫu 2: Ở trường, em thường chơi đuổi bắt với các bạn vào giờ ra chơi. Luật chơi rất đơn giản, chúng em sẽ lần lượt đóng vai người đuổi và người chạy cho nhau. Cứ như vậy, chúng em chạy qua khắp sân trường. Kết thúc giờ ra chơi, tuy hơi mệt, nhưng chúng em cảm thấy rất vui sướng.
Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 8: Cầu thủ dự bị
Câu 1
Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
Gợi ý trả lời:
Bài đọc: Cùng vui chơi
Ngày đẹp lắm bạn ơi
Nắng vàng trải khắp nơi
Chim ca trong bóng lá
Ra sân ta cùng chơi.
Quả cầu giấy xanh xanh
Qua chân tôi, chân anh
Bay lên rồi lộn xuống
Đi từng vòng quanh quanh.
Anh nhìn cho tinh mắt
Tôi đá thật dẻo chân
Cho cầu bay trên sân
Đừng để rơi xuống đất.
Trong nắng vàng tươi mát
Cùng chơi cho khỏe người
Tiếng cười xen tiếng hát
Chơi vui học càng vui.
(TẬP ĐỌC 3, 1980)
Câu 2
Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được.
Gợi ý trả lời:
Qua bài thơ em hiểu thêm về quả cầu giấy và trò chơi đá cầu: Đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyển qua chuyển lại cho nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cầu thủ dự bị (trang 34) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 4 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.